Cây dớn rừng có tên khoa học là Diplazium esculentum. Cây thuộc họ dương xỉ, mọc hoàn toàn từ tự nhiên. Hiện nay loại rau này rất phổ biến, được dùng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên loại cây này có độc không? Sử dụng như thế nào để an toàn, hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết của HaGiang Foods ngay sau đây nhé!
Cây dớn rừng thuộc họ dương xỉ, mọc hoàn toàn từ tự nhiên
Cây rau dớn là gì?
Cây rau dớn là loại cây thuộc họ dương xỉ, có rễ ngắn. Chiều cao thân từ 80cm – 1m. Lá phiến kép lông chim, phiến dài, có hình ngọn giáo. Lá mọc so le gồm nhiều lá chét trong khoảng 12-16 cặp mọc cách lên dần. Các lá chét trên không có cuống, các lá chét dưới thường có cuống.
Rau dớn bề ngoài gần giống với cây dương xỉ tuy nhiên kích thước có phần nhỏ hơn. Rau với cành dài và lá nhỏ xòe ra xung quanh như tán ô. Đầu cong như móc câu trong đó những lá non thì vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên uốn lại như vòi voi.
Cây rau dớn rừng là cây sống rất lâu năm. Khi cây già chết đi thì cây non mọc lên thay thế bởi bộ rễ ăn rất xa. Rễ mọc đến đâu là thân cây mọc lên từ đó. Cây rau dớn không có hoa và quả. Bộ phận dùng để làm thức ăn là thân mầm non của cây.
Cây dớn rừng phân bố ở đâu nhiều nhất?
Ở Việt Nam, cây dớn rừng phân bố ở các tỉnh miền núi cao phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng… Là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu bóng, mọc tập trung. Cây mọc ở các khe suối, dưới tán cây rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên.
Cây sinh trưởng ở vùng có khí hậu ẩm ướt, chịu được nhiệt độ thấp kéo dài. Rau dớn rừng mọc lá non quanh năm. Có thể thu hoạch lá non từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Mỗi năm chỉ mọc lên khoảng 3-5 lá mới. Đây là loại rau quen thuộc với đồng bào dân tộc miền núi. Gần đây người ta thu hái đặc sản này để bán ở các đô thị lớn hay đồng bằng.
Bánh gù Hà Giang là món ăn nổi tiếng của đồng bào người Tày nơi đây. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy của gạo nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ đã tạo nên vị đặc biệt không loại bánh nào có được. Chính vì vậy, bánh gù đã tạo nên một thương hiệu riêng. Bánh được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Tuy nhiên “Bánh gù Hà Giang giá bao nhiêu?” vẫn đang là trăn trở của nhiều khách hàng.
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 578
Thành phần hóa học có trong cây dớn rừng
Dớn chứa 86% là nước, 4% protid, 8% hydratcarbon. Thành phần chủ yếu là cellulose, các hợp chất acid protocatechic, acid phenolic và acid syringic. Rau dớn chứa hàm lượng flavonoid khoảng 19,974 mg QE /g sấy khô có khả năng chống oxy hóa với mức ức chế khoảng 24.590%. Chiết xuất methanolic thu được từ lá và thân của cây rau dớn có khả năng kháng nấm rộng.
Rau dớn là một loại rau đặc sản thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày
Cây dớn rừng có tác dụng gì?
Rau dớn thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Lá non của rau thường được chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh hoặc làm các món nộm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của rau dớn.
Về mặt thuốc, công dụng của rau dớn được phát huy bởi các bộ phận dùng sau:
– Rau dớn phơi khô nấu nước uống giúp lợi tiểu, giải nhiệt, chống táo bón hiệu quả. Bên cạnh còn có công dụng chữa các bệnh lý thường gặp như cảm, ho viêm họng. Giúp giảm đau, giúp đẩy lùi các cơn đau âm ỉ do bệnh lý viêm đại tràng. Ngoài ra rau dớn còn có tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Đây được coi là một loại dược liệu quý. Ngoài Việt Nam, loại thảo dược này sử dụng phổ biến ở các quốc gia với nhiều công dụng như:
Ở Đài Loan, thảo dược được dùng làm thuốc hạ nhiệt.
Ở Philippin, nước sắc thân rễ và lá non chữa ho và ho ra máu.
Ở Malaysia, người ta thường sắc nước rau cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Bài thuốc có chứa rau dớn rừng
– Lá non 50g rửa sạch giã nhỏ, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu, làm liền vết thương.
– Lá non 100g, ruột quả bí ngô (100g), hai thứ dùng tươi giã nát, đắp chữa bỏng.
– Thân rễ cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml. Chia ra uống làm 2 lần trong ngày, dùng chữa sốt rét. Dùng 7 – 10 ngày cho một đợt điều trị. Ngoài ra còn có các tác dụng như hạ sốt, điều trị bệnh hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy.
Cây dớn rừng có độc không?
Thực tế, mỗi loại thảo dược có nhiều hoạt chất nên sẽ có nhiều công dụng khác nhau. Nếu chúng được kết hợp đúng thì sẽ trở thành các vị thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng chúng quá nhiều hoặc kết hợp sai thành phần sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.
Loại rau này là thảo dược tốt không gây ngộ độc cho con người
Sử dụng loại thảo dược này cũng tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Chứ không phải cứ bị bệnh gì dùng một loại thảo dược đó sẽ có tác dụng. Hay nói cách khác, các loại thảo dược nói chung và rau dớn nói riêng không phải là“thuốc tiên” có thể chữa bách bệnh.
Cây rau dớn là một loại cây mọc dại nhưng hiện nay đã trở thành đặc sản được nhiều ưa thích. Các món ăn chế biến từ rau dớn như: rau dớn xào tỏi, rau dớn xào mẻ, nộm rau dớn,...Đây không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm gia đình mà còn là một vị thuốc quý trong đông y. Hãy cùng HaGiang Foods tìm hiểu về loài cây này qua bài viết sau nhé!
Nhật Linh Lê
Lượt xem: 871
Các nhà nghiên cũng phân tích rằng trong lá rau dớn non có một lượng nhỏ độc tố dương xỉ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh rằng loại rau này gây ngộ độc cho con người. Nó là một vị thuốc, nếu được người thầy thuốc sử dụng đúng cách, kết hợp với các thuốc khác đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh. Là món ăn hằng ngày không khác gì chúng ta ăn rau muống, rau cải mỗi ngày và mọi người đều biết đó là những loại rau bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về công dụng cũng như cách dùng của rau dớn. Đây là loại rau có tính mát, giúp giải nhiệt lợi tiểu. Bạn đọc trước khi sử dụng dược liệu có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và thời gian dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.