Bài viết trước HaGiang Foods đã giới thiệu đến bạn đọc các món ăn được chế biến từ cây rau dớn. Trong bài viết này chúng ta cùng phân biệt “rau dớn và đọt choại” có điểm gì khác nhau nhé! 

Cây rau dớn là gì?

Cây rau dớn là gì?

Cây rau dớn là gì?

Rau dớn là cây thân thảo thường mọc thành khóm, thân mềm. Có màu xanh, thân cây non mới nhú lên thường mọng nước, khi bẻ gãy đôi có chất nhầy không màu rất trơn. Cây già thân cứng hơn, rễ cây màu đen mọc trải rộng thành mảng trên mặt đất. Cây trưởng thành cao từ 0,5 – 0,8m. Những nơi đất ẩm, ven suối hay chỗ có phù sa bồi đắp cây có thể cao hơn 1 mét.

Lá cây rau dớn là dạng lá kép lông chim hình mũi giáo nhọn và hẹp, các lá kép thường mọc so le nhau. Lá chỉ phân bố một nửa thân cây từ 35 – 45 cm. Lá màu xanh đậm, rộng từ 20 – 25 cm. Trên thân cây già có búp non và búp bánh tẻ màu xanh lục.

Đọt choại là gì?

Rau đọt choại còn được gọi là rau choại hay rau chạy. Một loại rau mọc dại ở miền Tây. Không ai biết rau này có từ khi nào, chỉ biết rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống của người dân miền Tây. Đọt choại thuộc họ dây leo, thân bò đến đâu thì bám rễ đến đó. Sống được trong vùng trũng do bộ rễ có sức hút nước mạnh. Đọt choại mọc hoang dại thành từng đám um tùm. Thích nghi với những vùng đất nhiễm phèn. 

Rau đọt choại lá có màu xanh nhạt pha lẫn chút hồng

Rau đọt choại lá có màu xanh nhạt pha lẫn chút hồng

Thân gồm có 3 loại:

Thân ngầm: Là thân mọc ngầm trong đất. Chính thân ngầm là nơi sản sinh các non từ gốc. Loại chồi này là hình thức chủ yếu trong một bụi dây choại.

– Thân khí sinh: Là loại chồi mọc từ thân ngầm và phát triển thành dây leo. Không phân nhánh trên thân leo.

– Thân dây leo: Có khả năng leo lên (hoặc bò) rất xa khoảng 15-20m. Những đọt non được mọc từ gốc có dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng. Thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm. Đây là phần ngon nhất được sử dụng để làm rau ăn có giá trị cao nhất.

Lá: 

Lá màu xanh, mọc so le cách quãng nhau. Cuống lá dài 7-20cm, gân lá dài 30-50cm. Mỗi bên có khoảng 15 lá kép xếp hàng y như lá dừa. Phiến lá dài 10-15cm, rộng 3cm. Khi mới mọc lá cũng uốn cong nhiều vòng sau đó thẳng dần từ gốc lá.

Rễ:

Có bộ rễ chùm, mọc ngầm dưới đất. Có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất để nuôi cây.  

Rau dớn và đọt choại khác nhau ở đâu?

Điểm khác nhau 

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Rau dớn Rau đọt choại
Sinh trưởng ở vùng núi cao, các tỉnh phía Bắc Miền Tây đồng bằng sông Cửu Long.
Màu sắc của thân và lá  Chỉ có màu xanh, không có hồng Lá có màu xanh nhạt pha lẫn chút hồng, lá non sẽ có màu hồng thẫm.
Cây thân thảo, mọc thành bụi Cây thân leo, có khả năng bò xa khoảng 15-20m

Có thể bạn cần

Trâu khô gác bếp là gì?

Trâu khô gác bếp là gì? Cách chế biến trâu khô ngon nhất

Trâu khô gác bếp là món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc. Hiện nay vẫn còn ít người chưa biết rõ về món ăn này và đang tìm cách để chế biến trâu khô ngon mà giữ được hương thơm, vị ngọt của thịt. Cùng HaGiang Foods tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Rau dớn và đọt choại nấu như nào ngon nhất?

Rau dớn có thể chế biến ra các món ngon như: rau dớn xào tỏi, rau dớn xào lá đu đủ rau dớn xào mẻ và nộm rau dớn…Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về rau đọt choại, loại rau ngon đặc sản miền Tây có thể nấu món gì ngon nhất nhé!

Lần đầu thưởng thức loại rau này bạn có cảm giác trơn như đậu bắp nhưng ngọt, giòn và ngon hơn nhiều. Rau có vị ngọt thanh tự nhiên, có thể chế biến được các món: luộc, xào hoặc nấu canh. Tùy từng địa phương rau này có thể nhúng lẩu, ăn cực ngon và lạ miệng.

Ưu điểm: Là cây mọc tự nhiên không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nên rau rất an toàn. Thành phần nhiều chất sắt, loại rau này là nguồn thực phẩm lý tưởng, cung cấp chất sắt cho những bệnh nhân thiếu đi nhóm nguyên tố này. Theo thời gian, từ một loại rau mọc hoang dại, đọt choại ngày nay trở thành đặc sản nổi tiếng. Trở thành loại rau ngon được người dân thành phố săn tìm.

Đọt choại có thể chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng

Đọt choại có thể chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng

Món ngon từ rau đọt choại

Rau đọt choại luộc

Là cách chế biến đơn giản nhất. Khi hái rau choại về luộc chấm mắm cá cơm pha thêm tỏi với ớt bằm. Vị cay của ớt cùng vị mặn nồng của nước mắm cá cơm cùng vị chát chát của rau chạy tạo một cảm giác ngon lành. 

Món đọt choại xào thịt bò

Tương tự như món rau dớn rừng xào tỏi, công đoạn xào nấu cần chuẩn bị vài tép tỏi đập dập. Thịt bò khoảng 200gr thái mỏng. Mùi tỏi xào thơm nức bốc lên quyện với mùi thịt bò ngầy ngậy. Bạn lưu ý phải dùng chảo riêng để xào rau. Khi rau chín tới đỏ thịt bò đã xào qua với tỏi vào đảo đều. Chỉ nên xào vừa chín tới để giữ nguyên độ giòn tan của rau như xào rau muống vậy.

Có thể bạn cần

Chẳm chéo Tây Bắc ăn thế nào đúng cách

Chẳm chéo Tây Bắc ăn thế nào đúng cách?

Tây Bắc vùng đất nổi tiếng với nhiều đặc sản thơm ngon hấp dẫn. Khi thưởng thức các món ăn nơi đây, bạn sẽ được không thể thiếu được gia vị chấm đi kèm đó là chẳm chéo. Một loại gia vị dùng được cho nhiều món ăn. Là thức chấm được nhiều người biết đến qua tên gọi. Vậy chẳm chéo Tây Bắc là gì? Ăn thế nào cho đúng cách? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Đọt choại xào tép

Khi bạn mua rau đọt choại về, lặt lấy phần non rửa sạch, để ráo. Cho một ít muối vào nồi cùng với nước đun sôi, sau đó thả rau vào đảo đều. Vớt rau ra cho vào thau nước lạnh (có pha nước đá) để tăng độ giòn, vớt ra, để ráo. Tiếp đến, bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho tép (đã làm sạch) cùng với gia vị (bột nêm) vào xào chín. Cuối cùng, cho đọt choại vào. Đảo đều khi thấy rau chín, nhấc xuống, múc ra dĩa. Nhớ thêm một ít hành lá xắt nhuyễn và một ít tiêu xay. Khâu chuẩn bị nước chấm cũng rất quan trọng. Nước chấm có đủ mắm, chanh, tỏi ớt là món ăn thêm tuyệt vời. 

Xem thêm: Nộm rau dớn chua cay có khó không?

Với cách phân biệt “rau dớn và đọt choại” các bạn đã biết được phần nào sự giống và khác nhau của hai loại rau này. HaGiang Foods chúc bạn có thêm nhiều kiến thức về ẩm thực các vùng miền trên đất nước.