Bánh chưng là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần quan trọng trong nghi lễ của gia đình Việt. Tuy nhiên còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 cụm từ “bánh chưng” và “bánh trưng”.Cùng HaGiang Foods tìm hiểu từ nào đúng nhé!
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về
Bánh chưng hay bánh trưng viết đúng chính tả?
Trong dịp Tết, cụm từ “bánh chưng” là chủ đề nổi trội. Tuy nhiên, nhiều người lại vô tình viết thành “bánh trưng” thay vì “bánh chưng”. Cụm từ ”bánh trưng” xuất hiện trên nhiều trang web nổi tiếng và nhiều trang cá nhân trên cộng đồng mạng. Dù nghĩa của hai từ hoàn toàn giống nhau, thế nhưng cụm từ “bánh trưng” đang bị sai lỗi chính tả.
Thịt trâu sấy là một trong những món ăn nổi tiếng của Hà Giang. Đặc sản này là sự hòa quyện giữa vị ngon của thịt trâu tươi cùng với sự tinh tế trong cách chế biến. Hãy khám phá về món thịt trâu sấy và những điều thú vị liên quan đến món ăn này nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 656
Bánh chưng có nguồn gốc từ đâu?
Vào đời vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi đánh thắng giặc Ân, Vua gọi 22 hoàng tử đến và nói rằng sẽ truyền ngôi cho ai làm được món ăn ngon nhất để dâng lên Tiên Vương.
Lang Liêu là vị hoàng tử thứ 18. Vì xuất thân trong gia cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ đã mất, nhà neo người. Chàng nghĩ vắt óc mãi mà vẫn chưa thể nào tìm ra sản vật gì để dâng vua cha. Đêm nọ sau khi ngủ mơ thì nghe Thần nhân mách nước, Lang Liêu đã dùng gạo nếp để chế biến nên 2 món bánh.
Hoàng tử chọn những hạt gạo nảy, mập mạp không sứt mẻ, đem vo sạch. Sau đó, phối cùng nhân đậu thịt, gói bằng lá dong, làm thành những chiếc bánh vuông vắn.
Cũng gạo nếp, sau khi đồ chín và giã nát, Lang Liêu gói thành bánh hình vòng tròn. Bánh vuông được lấy tên gọi là bánh chưng. Còn bánh tròn được lấy tên gọi là bánh giầy. Cặp bánh với ý nghĩa công đức của tổ Tiên rộng lớn như Trời Đất, bao trọn lấy vạn vật, nhân sinh.
Đúng ngày hẹn, Lang Liêu đem dâng bánh đã làm lên vua cha. Sau khi lắng nghe câu chuyện của Hoàng tử, Hùng Vương tâm đắc khen ngợi, chọn sản vật của Lang Liêu để dâng cúng Tiên Vương. Sau đó, chọn Lang Liêu để truyền ngôi.
Đặc điểm bánh chưng
Bánh chưng gồm có hai loại đó là bánh vuông và bánh chưng gù. Bánh vuông có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bánh có bốn cạnh, mỗi cạnh khoảng 20cm, độ dày của bánh thường từ 5-6 cm. Bên ngoài bánh thường được gói bằng ít nhất hai lớp lá dong tươi.
Bánh chưng gù là loại bánh đặc trưng của người Tày. Bánh gù có kích thước nhỏ. Hình dạng giống như chiếc lu. Điểm đặc biệt ở chiếc bánh là chỉ dùng 2 lá dong để gói. Tuy nhiên bánh vuông phải dùng từ 5,6 lớp lá gói truyền thống.
Bánh chưng gù được làm từ gạo nếp nương,đậu xanh và thịt ba chỉ
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết
Từ rất lâu đời, bánh chưng được dùng từ loại gạo nếp hạt to tròn, đẹp. Đây là một phần của một nền văn minh trồng lúa nước. Bánh được gói bằng lá dong rừng. Nhân của bánh gồm thịt lợn ba chỉ và đậu xanh.
Tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam. Trong dịp mừng năm mới này, mọi người tặng nhau bánh chưng như một cách thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với cha mẹ. Gói bánh vào những ngày Tết để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mong một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Vì sao các gia đình thường làm bánh mỗi dịp Tết?
Mỗi khi Tết đến Xuân về, người Việt Nam thường gói bánh để dâng lên tổ tiên. Truyền thống gói bánh vuông để chúc Tết mọi người rất đặc biệt đối với nhiều gia đình. Món ăn này được làm từ các nguyên liệu quan trọng đã nuôi sống người Việt Nam trong nhiều năm.
Mỗi khi nhìn thấy lạt giang, lá dong, gạo nếp… là trong lòng người Việt lại gợi nên biết bao nhiêu kỷ niệm về ngày tết cổ truyền. Cảm giác háo hức, xốn xang khi bắt gặp những hình ảnh thân thương ấy. Nó nhắc nhở ta về ngày đoàn viên, thôi thúc mỗi người tìm về với cội nguồn. Dù đi xa hãy trở về với gia đình, nơi đã nuôi nấng mình trong dịp lễ đặc biệt này.
Bánh chưng là món ăn được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh. Là một món ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe. Những thành phần này chứa nhiều chất xơ, chất béo, protein và carbohydrate, tương đương với một bữa ăn dinh dưỡng. Bánh được nấu rất kỹ nên rất dễ tiêu hóa, có mùi vị thơm ngon. Thêm vào đó, nó có hình dáng vuông vắn, đẹp và bắt mắt, có thể dùng để thắp hương hoặc làm quà biếu.
Một số loại bánh được ưa chuộng nhất hiện nay
Bên cạnh bánh vuông truyền thống là bánh chưng gù, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm xanh và bánh chưng cẩm. Đây là những loại bánh đặc biệt để thêm những vị khác nhau. Ngày nay món bánh này đã có nhiều phiên bản hấp dẫn, được biến tấu theo từng vùng miền. Dưới đây là những loại bánh phổ biến nhất tại Việt Nam:
– Bánh gù là bánh của các dân tộc Tày, Nùng, Giáy vùng núi phía Bắc. Bánh được nấu bằng gạo nếp nương, nhân bằng đỗ xanh và thịt lợn. Điểm đặc biệt của bánh gù đó chính là tên gọi. Tên gọi độc đáo mang nét đẹp văn hóa, tôn vinh người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, cần cù.
– Bánh chưng nếp cẩm: thay vì được gói bằng nếp, món ăn được tạo nên bằng nếp cẩm màu tím hạt dài. Khi bánh chín rất dẻo, thơm và bắt mắt.
Bánh chưng nếp tốt cho tim mạch, tiêu hóa và tăng cường hệ tuần hoàn máu.
– Bánh chưng cốm: có phần nhân ngọt thêm đường vàng. Vỏ được tạo nên từ việc mix cốm khô và gạo nếp ta.
– Bánh chưng gấc: ở công đoạn sơ chế ban đầu, gạo được vò cùng với ruột gấc, làm cho thành phẩm có màu đỏ cam, thơm và ngậy.
Bánh gù Hà Giang là món ăn nổi tiếng của đồng bào người Tày nơi đây. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy của gạo nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ đã tạo nên vị đặc biệt không loại bánh nào có được. Chính vì vậy, bánh gù đã tạo nên một thương hiệu riêng. Bánh được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Tuy nhiên “Bánh gù Hà Giang giá bao nhiêu?” vẫn đang là trăn trở của nhiều khách hàng.
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 528
Với hương vị đặc biệt và ý nghĩa sâu sắc, là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Nó đánh dấu sự thay đổi và phát triển, nhưng cũng là sự giữ gìn và trân trọng những giá trị truyền thống. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.