Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Có rất nhiều loại như bánh chưng vuông, bánh chưng hình trụ dài, bánh chưng đen và bánh chưng gù. Bánh chưng gù cái tên lạ lạ, bạn đã từng nghe chưa? Cùng tìm hiểu về đặc sản nổi tiếng của Hà Giang và cách gói bánh chưng gù đẹp và chuẩn vị nhé!

Cách gói bánh chưng gù Hà Giang đẹp nhất

Cách gói bánh chưng gù Hà Giang đẹp nhất

Bánh chưng gù là gì?

Hà Giang mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, phong cảnh hữu tình. Người dân chất phát thật thà. Nói đến Hà Giang bạn sẽ nghĩ ngay đến bánh chưng gù, đặc sản nổi tiếng vùng cao nguyên đá. Vậy bánh chưng gù Hà Giang có gì đặc biệt so với các nơi khác, hãy cùng HaGiang Foods tìm hiểu ngay nhé!

Bánh chưng gù đặc sản độc đáo đến từ tên gọi

Bánh chưng gù được biết đến là món ăn nổi tiếng của đồng bào người Tày nơi đây. Điểm đặc biệt của bánh chưng gù Hà Giang so với các nơi khác đó chính là tên gọi. Tên gọi độc đáo mang nét đẹp văn hóa, tôn vinh người phụ nữ vùng cao chăm chỉ, cần cù.

Với địa hình 3/4 là núi đá, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Cuộc sống người dân nơi đây rất vất vả. Đến với Hà Giang bạn sẽ tận mắt chứng kiến hình ảnh người phụ nữ đeo gùi trên lưng. Họ vượt đèo, làm nương rẫy, địu lúa, địu ngô trên vai. Vì vậy, hình tượng đó đã được dùng để đặt tên cho chiếc bánh chưng gù của đồng bào mình. Với ý nghĩa ca ngợi sự chăm chỉ của người phụ nữ nơi đây.

Bánh chưng gù đặc sản nổi tiếng của vùng núi Hà Giang

Bánh chưng gù Hà Giang là sự kết hợp từ nguồn gốc sự tích “Bánh chưng, bánh giầy” và văn hóa, điều kiện sống của con người bản địa. Họ đã tạo nên những chiếc bánh độc đáo. Bánh chưng gù có kích thước nhỏ, nguyên liệu chính dùng bằng gạo nếp nương, đậu xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong buộc bằng lạt sau đó đun bằng bếp củi.

Bánh chưng gù khi chín ăn rất mềm, ngon, béo ngậy. Với kích thước nhỏ nên bạn dễ dàng mang theo sử dụng luôn mỗi khi đói. Chính vì vậy, bánh chưng gù đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Đây là một trong những món ăn không thể bỏ qua khi bạn đặt chân đến vùng cao nguyên đá này.

Cách gói bánh chưng gù thơm ngon nhất

Gạo nếp nương, đậu xanh, thịt ba chỉ là nguyên liệu chính khi gói bánh

Gạo nếp nương, đậu xanh, thịt ba chỉ là nguyên liệu chính khi gói bánh

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để có những chiếc bánh chưng gù thơm ngon nhất phải được chọn cẩn thận, tỉ mỉ. Để có được những chiếc bánh ngon nhất cần có gạo nếp nương, đỗ xanh, thịt lợn đen, lá dong, lạt buộc.

  • 5kg gạo nếp nương
  • 3 thịt ba chỉ
  • 1,5kg đậu xanh
  • Lá riềng, lá dong, lạt buộc.
  • Gia vị: Muối, tiêu

Để tạo ra chiếc bánh chưng thơm ngon đòi hỏi sự kiên trì và bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Gạo nếp ngâm khoảng 3 giờ hoặc ngâm qua đêm để khi luộc bánh có độ dẻo và mềm. Nguyên liệu để tạo ra món bánh chưng gù Hà Giang khác với các nơi đó là khâu chuẩn bị gạo nếp. Để gạo nếp có màu xanh phải ngâm với nước lá riềng xay. Khi bánh chín sẽ có màu xanh và mùi thơm đặc trưng.

Có thể bạn cần

Bánh chưng gù có nguồn gốc từ đâu

Bánh chưng gù có nguồn gốc từ đâu?

Bánh chưng gù thường xuất hiện trong những dịp lễ, tết và những ngày trọng đại. Gọi là “bánh gù” vì sự khác biệt về hình dạng. Thay vì hình vuông thì đây là phiên bản “gù”. Đặc biệt cách chế biến vô cùng độc đáo, đó là sự kết hợp của một lớp nhân mỡ, đậu xanh và gạo nếp. Được gói bằng lá dong rừng, dùng lạt buộc chặt sau đó luộc nhừ bằng bếp củi.

Lá dong rừng là loại lá duy nhất dùng để gói bánh chưng. Lá dong sống trong rừng, các khu vực ẩm ướt, dưới tán cây cao che phủ, thường mọc trong các thung lũng dọc theo suối. Được người dân sử dụng để gói bánh chưng và các loại bánh khác. 

Cách gói bánh chưng gù đẹp

Bạn dùng mặt sau của 2 chiếc lá dong nguyên vẹn rồi xếp chồng lên nhau. Lúc này, bạn cho 1 muỗng gạo nếp, nửa muỗng đậu xanh và miếng thịt ba chỉ đã ướp sẵn. Sau đó, tiếp tục cho thêm nửa muỗng đậu xanh lên phần thịt và trên cùng 1 muỗng gạo nếp.

Khi đã cho nếp và nhân đầy đủ thì bạn gấp hai bên mép lá lại rồi xếp chặt tay. Sau đó cầm phần đầu lá dong và vuốt dẹp để cố định hình được phần nhân bên trong. Tiếp theo, dựng bánh lên rồi vỗ đều để nhân được nén xuống và bạn thực hiện cả 2 đầu . Sau đó dùng lạt buộc lại rồi xếp vào nồi to để luộc.

Luộc bánh

Thời gian luộc bánh khoảng 6-8 tiếng. Có thể luộc lâu hơn để bánh chín nhừ. Khi bánh chín gạo nếp dẻo, đỗ xanh mịn bùi, thịt lợn thơm. Người dân địa phương chỉ luộc bánh bằng bếp củi mà không dùng điện và ga. Tiêu và muối được ướp trong phần nhân thịt đỗ vừa ăn, thịt mềm bánh ăn rất ngon. Đun trong thời gian khá lâu nên không lo bị lại gạo. Vì vậy, bánh chưng gù Hà Giang có hương vị rất đặc trưng không nơi đâu sánh bằng.

Luộc bánh bằng bếp củi trong thời gian khoảng 6-8 giờ

Luộc bánh bằng bếp củi trong thời gian khoảng 6-8 giờ

Bánh chưng gù gắn liền với văn hóa đồng bào vùng cao

Đến với Hà Giang những ngày cuối năm bạn sẽ được trải nghiệm việc gói bánh chưng gù với mong ước có một mùa màng bội thu, đáp ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, tổ tiên.

Có thể nói, bánh chưng gù là món ăn không thể bỏ lỡ trong danh sách đặc sản Hà Giang. Ngày nay, bánh chưng gù được nhiều du khách thập phương biết đến và dùng trong các bữa cơm gia đình. Bánh nhỏ gọn nên được mang theo khi đi du lịch và mang về làm quà biếu. Ngoài đặc sản bánh chưng gù, xôi ngũ sắc, mật ong bạc hà nơi đây còn có nhiều món ăn ngon như: mẻn mén, trâu khô gác bếp. Hãy một lần đến thăm Hà Giang và trải nghiệm những tinh hoa, văn hóa ẩm thực độc đáo vùng rẻo cao chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

Cách làm bánh chưng gù thật đơn giản phải không nào? Các bạn chỉ cần bỏ chút thời gian và vận dụng sự khéo léo để có những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt, chuẩn vị. Bánh chưng gù dễ ăn, đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình trong các bữa ăn. Hãy lưu lại để cuối tuần thực hiện nhé, chúc các bạn thành công!