Bánh chưng gù đen là món bánh đặc biệt của người Tày Hà Giang. “Bánh gù đen” đặc biệt cả màu sắc và tên gọi. Để làm được một chiếc bánh đen cần có sự khéo léo và tinh tế của những người phụ nữ. Giống như bánh xanh, bánh đen được mọi người rất ưa chuộng, là đặc sản của vùng núi Hà Giang.
Bánh chưng gù là gì?
Bánh chưng gù có nguồn gốc từ đâu?
Bánh chưng gù có màu đen do đâu?
Cách tạo màu đen cho bánh
Màu đen của bánh là do tự nhiên, chứ không sử dụng phẩm màu, chất tạo màu. Chất bột để tạo màu đen cho bánh là dùng rơm của lúa nếp nương. Công đoạn chuẩn bị bột màu đen rất cầu kỳ. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, khi lúa nếp chín vàng, người Tày bắt đầu thu hoạch từng bông nếp. Phơi khô, tuốt hoặc đập để tách hạt thóc ra khỏi bông. Những bông nếp được giữ lại, phơi khô rồi đốt thành tro. Sau đó, họ rây rồi vo kỹ để trộn với gạo nếp. Trộn gạo đã quyện với bột than thành màu đen nháy rồi đem đi gói bánh.
Nhân bánh chưng gù đen có khác bánh chưng xanh không?
Phần nhân của bánh chưng đen giống như bánh chưng xanh truyền thống. Nhân không thể thiếu đỗ xanh, thịt ba chỉ, được tẩm ướp bằng các gia vị vùng cao. Thay vì hình vuông như bánh truyền thống, bánh chưng đen có hình lưng gù. Phần lưng gồ lên giống như đỉnh núi đây là biểu tượng của các dân tộc sinh sống ở vùng núi cao. Bánh được cố định bằng các vòng lạt buộc quanh thân bánh. Bất cứ người phụ nữ Tày nào cũng biết gói bánh chưng đen. Điều này thể hiện sự khéo léo của họ với gia đình, tổ tiên.
Các loại bánh chưng gù được ưa chuộng nhất hiện nay
Bên cạnh bánh chưng gù đen, xanh, bánh vuông truyền thống, người dân nơi đây còn sáng tạo ra các màu bánh bắt mắt. Bánh được làm từ gấc nên có màu đỏ rất đẹp. Dùng cốm để tạo màu xanh, nếp cẩm gói bánh gù màu tím…Ngày nay bánh gù đã có nhiều phiên bản hấp dẫn, được biến tấu theo từng vùng miền.
– Bánh chưng gù nếp cẩm:
Thay vì được gói bằng nếp nương, món ăn được này được tạo nên bằng nếp cẩm màu tím hạt dài. Khi bánh chín rất dẻo, thơm và có màu tím rất đẹp và bắt mắt. Bánh chưng nếp cẩm là món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tuần hoàn và tim mạch. Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa và dạ dày.
Bánh gù nếp cẩm góp phần lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân. Nếp cẩm còn có công dụng tăng bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.
– Bánh chưng gù cốm:
Bánh chưng cốm bóc ra thơm lừng mùi cốm tươi mát, bánh có màu xanh tươi tự nhiên nhìn rất đẹp. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt, dẻo của nếp cùng cốm, vị bùi bùi của đậu xanh và không thể thiếu lớp mỡ béo mọng nước của thịt ba chỉ. Với sự kết hợp tuyệt vời này sẽ vượt xa tưởng tượng của bạn đấy. Có phần nhân ngọt thêm đường vàng. Vỏ được tạo nên từ việc mix cốm khô và gạo nếp nương.
– Bánh chưng gù gấc:
Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… Vỏ ngoài vẫn có màu xanh của lá, tuy nhiên khi bóc ra ruột đỏ au, gạo dẻo, nhuyễn lại có vị mặn ngọt của gấc và các gia vị tạo nên một mùi vị đặc biệt. Bánh gù gấc được sử dụng nhiều trong những ngày lễ tết, ngày rằm. Theo quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Do đó bánh chưng gấc được nhiều người yêu thích.
Cách làm bánh chưng gù của những nghệ nhân người Tày được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nguyên liệu thường được chuẩn bị trước một ngày. Bánh được làm từ gạo nếp nương, nhân đỗ xanh và thịt lợn ba chỉ và được gói bằng lá dong rừng có mùi thơm đặc trưng. Món bánh này không thể thiếu trong dịp Lễ, Tết và những ngày trọng đại.
Cách bảo quản bánh chưng gù đen không bị mốc
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nhiều gia đình chọn cách làm nhiều bánh để ăn dần. Tuy nhiên vì không biết cách bảo quản nên chỉ sử dụng được 2-3 ngày bánh đã bị mốc. Các bạn hãy thực hiện cách làm sau để bảo quản bánh chưng lâu ngày mà không bị hỏng nhé!
Bảo quản trong tủ lạnh
Đây là cách bảo quản bánh được sử dụng nhiều nhất. Để bánh trong ngăn đông tủ lạnh bạn có thể bảo quản trong 1 đến 2 tháng. Khi ăn bạn chỉ cần lấy ra giã đông rồi cho vào lò nướng hoặc gián là ăn được luôn. Bạn để một phần nhỏ trong ngăn mát tủ lạnh để ăn trước. Thời gian dùng trong 7 ngày.
Bảo quản bằng túi hút chân không
Bánh chưng được hút chân không phù hợp cho những gia đình có máy hút chân không. Sử dụng cách này có thể vận chuyển bánh đi xa. Bánh bảo quản từ 5 -10 ngày ở điều kiện bình thường, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương.
Bảo quản bánh chưng gù đen ở điều kiện nhiệt độ bên ngoài
Mua bánh chưng gù đen ở đâu?
Bánh chưng gù được biết tới là món truyền thống của Hà Giang. Kích thước bánh khá nhỏ gọn, ăn nhừ và rất ngon. Món bánh này được du khách mua về làm qùa biếu, quà tặng, dùng trong những bữa tiệc sang trọng. Vậy các bạn đã tìm được địa chỉ bán bánh chưng gù uy tín chất lượng chưa? Hãy đến với chúng tôi, HAGIANG FOODS địa chỉ cung cấp các đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Ngoài bánh chưng gù, chúng tôi còn có các đặc sản nổi tiếng như: Mật ong bạc hà, chè shan tuyết cổ thụ, ớt gió Đồng Văn, củ tam thất bắc, chẳm chéo và các loại rau rừng tự nhiên…
Bạn đặt mua bánh chưng gù đen theo địa chỉ:
- ☎️ Hotline: 0358.368.699
- Địa chỉ: 212 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Website: https://hagiangfoods.com/
HaGiang Foods vừa chia sẻ với bạn đọc cách tạo màu bánh chưng gù bằng phương pháp thủ công. Qua bài viết bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa và biết thêm địa chỉ mua bánh chưng gù thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm các sản phẩm độc lạ và chất lượng nhé!