Đến với các bản người Tày trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chắc chắn nhiều người sẽ bất ngờ và tò mò về cách gói bánh chưng gù của họ. Khác với bánh chưng vuông hay bánh tép thẳng tắp, thì bánh gù lại mang những nét đặc trưng riêng. Cùng HaGiang Foods tìm hiểu loại bánh này có gì đặc biệt nhé!
Bánh gù là tên gọi tắt của bánh chưng gù. Một loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày vùng cao. Được gói bằng gạo nếp nương, đậu xanh, thịt ba chỉ và không thể thiếu đó là lá dong. Ngày xưa bánh chưng chỉ xuất hiện trong những dịp trọng đại, lễ tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng hiện nay, với nhu cầu sử dụng của khách hàng, bánh gù có mặt ở tất cả các phiên chợ vùng cao. Nếu muốn ăn bánh bạn phải đặt hàng từ hôm trước hôm sau mới có. Vì khâu chuẩn bị rất tỉ mỉ và thời gian luộc bánh phải trên 8 tiếng.
Tên gọi “bánh gù”có từ khi nào ?
Hà Giang một tỉnh miền núi, kinh tế còn khó khăn. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân số như: người Tày, người Dao, người Mông… Địa hình đa phần là đồi núi, cuộc sống của người dân rất vất vả. Khi đến đây, bạn sẽ thấy hình ảnh những người phụ nữ đeo gùi trên lưng. Họ vượt đèo, lội suối, địu lúa, địu ngô, địu củi… với dáng lưng gù xuống để làm việc.
Vì những đặc điểm đó họ đã biến tấu, sáng tạo ra những chiếc bánh gù. Một loại bánh với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bóc, mang theo khi đói. Từ đó, bánh gù tạo thành nét đặc trưng riêng, mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc. Hơn thế, bánh chưng còn là cách để tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ vùng cao, ca ngợi sự chăm chỉ, chịu khó, cần cù của bà con.
Bánh chưng gù thường xuất hiện trong những dịp lễ, tết và những ngày trọng đại. Gọi là “bánh gù” vì sự khác biệt về hình dạng. Thay vì hình vuông thì đây là phiên bản “gù”. Đặc biệt cách chế biến vô cùng độc đáo, đó là sự kết hợp của một lớp nhân mỡ, đậu xanh và gạo nếp. Được gói bằng lá dong rừng, dùng lạt buộc chặt sau đó luộc nhừ bằng bếp củi.
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 628
Nguyên liệu và cách thức làm “bánh gù”
Để có những chiếc bánh gù thơm ngon, đạt chuẩn thì công đoạn chọn nguyên liệu cần tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Theo đó, nguyên liệu để làm ra món bánh chưng gù bao gồm gạo nếp nương, đỗ xanh loại nhỏ, thịt lợn rừng, lá dong, lạt buộc. Để đảm bảo bánh chưng gù được thơm ngon, bà con sẽ chuẩn bị gạo nếp nương, trước khi dùng để gói, gạo được ngâm với lá riềng xay lọc sạch để tạo nên màu xanh tự nhiên, bắt mắt.
Bánh gù được gói bằng lá gì?
Chọn lá dong đều đẹp gói bánh chưng gù dễ dàng và bắt mắt hơn
Để có những chiếc bánh xanh thơm ngon, người dân đã chọn lá dong để gói bánh. Đây là một loại lá mọc trên rừng, nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Lá dong mọc dưới tán rừng, hoàn toàn tự nhiên nên khi gói bánh đảm bảo an toàn. Đặc biệt, về lá dong để gói bánh thì cần lựa chọn những lá đều nhau, không bị rách, sau đó mang về rửa sạch, để lá ráo nước, khi gói đảm bảo lá mềm, dễ uốn dáng gù phùng lên ở phần bụng và thuôn về hai bên.
Gói bánh chưng gù
Để tạo nên những chiếc bánh nhỏ xinh, thơm ngon thì rất cần đến bàn tay khéo léo của các chị em. Việc gói bánh hoàn toàn làm bằng thủ công, từ công đoạn gói cho đến cách buộc lạt. Bánh được gói bằng lá dong rừng, gạo nếp rải đều trên lá dong. Sau đó cho thêm đỗ và thịt ba chỉ kèm theo các gia vị, gấp hai mép của lá dong lại để tạo nên hình dáng của chiếc bánh. Sau khi gấp mép sẽ dùng lạt buộc lại, đảm bảo phần bụng bánh phùng và thuôn dần về 2 bên, tạo thành dáng gù đặc trưng.
Tiếp sau đó, đem bánh đi luộc khoảng 7 -8 tiếng. Thời gian luộc để bánh chín nhừ. Gạo nếp khi chín rất dẻo, đỗ xanh mịn bùi, thịt lợn thơm. Người dân địa phương luộc bánh bằng bếp củi truyền thống không dùng bếp điện. Tiêu và muối trong phần nhân thịt đỗ được ướp vừa vặn. Phần nhân thịt rất mềm và thơm mùi tiêu xay. Lúc này bánh đạt độ ngon theo yêu cầu, không lo bị lại gạo. Vì vậy, bánh có hương vị rất riêng đặc trưng của vùng núi không nơi đâu sánh bằng.
Có thể thấy, bánh chưng gù vẫn giữ nguyên được truyền thống của dân tộc. Chiếc bánh đầy đủ gạo nếp, đỗ, thịt cùng lá dong. Với sự sáng tạo riêng, mà những người dân tộc Tày đã sáng tạo ra những chiếc bánh riêng biệt, mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Bánh chưng gù có màu gì?
Bánh chưng gù Hà Giang được làm bằng gạo nếp nương. Dùng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để tạo màu cho bánh. Có thể tạo màu cho bánh theo sở thích từng người. Màu đen hoặc xanh của bánh đều được làm bằng thủ công an toàn cho người sử dụng. Cùng thực hiện cách pha màu cho bánh nhé!
Tạo màu đen cho bánh
Dùng rơm của lúa nếp nương để tạo màu đen cho bánh chưng. Khi thu hoạch nếp nương, người dân cắt từng bông nếp. Sau đó buộc thành bó phơi khô. Khi dùng đến gạo nếp thì đi tuốt hoặc giã bằng tay để tách hạt thóc nếp ra khỏi rơm. Rơm này cất lại để sử dụng khi gói bánh chưng đen. Cách thực hiện như sau: Đốt khoảng 2 bó rơm nếp thành tro để nguội, rồi đem giã thành bột thật mịn. Bạn có thể giã nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố để xay mịn sau đó trộn đều với gạo nếp để tạo màu đen cho bánh.
Tạo màu cho bánh bằng những nguyên liệu sẵn
Cách tạo màu xanh cho bánh
Để bánh nhìn bắt mắt hơn, thay vì màu đen truyền thống, bạn có thể tạo màu xanh cho bánh. Bạn sử dụng bằng lá dứa hoặc lá riềng xay lấy nước để ngâm gạo. Đây là những phương pháp tạo màu thủ công. Được dùng từ cây trồng tự nhiên, không dùng chất tạo màu nên bánh đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Bạn là người sành trà, đang tìm hiểu về trà shan tuyết. Khi tham khảo trên thị trường mỗi nơi có một mức giá bán khác nhau. Rất nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi sao giá chè shan tuyết Hà Giang cao vậy? Yếu tố nào quyết định giá của loại đặc sản này? Hôm nay HaGiang Foods sẽ cùng bạn tìm câu trả lời nhé!
Nhật Linh Lê
Lượt xem: 476
Những thắc mắc xoay quanh chiếc bánh gù đã được HaGiang Foods giải đáp phần nào. Bánh gù đã mang lại những nét đẹp văn hóa, góp phần tạo nên sức mạnh của vùng núi Hà Giang.
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.