Củ khoai sâm đất còn gọi là sâm đất , khoai sâm, khoai lang sâm… Thời gian gần đây được nhiều người biết đến và đang “hot” bởi vị thơm ngon bổ dưỡng và tính lạ miệng gây sự tò mò. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết củ khoai sâm ăn như thế nào? Cùng HaGiang Foods tìm hiểu trong bài viết nhé!

Củ khoai sâm là gì? Ăn như nào ngon nhất?

Củ khoai sâm là gì? Ăn như nào ngon nhất?

Củ khoai sâm ăn như thế nào?

Cũng giống như củ đậu, sâm đất nhiều nước nên ăn sống rất ngọt và mát. Củ sâm thơm như nhân sâm, có thể ăn sống như hoa quả, salad, hay chế biến thành siro, sinh tố… dùng hàng ngày tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Củ khoai sâm nấu canh rất dẻo thơm và ngọt. Khoai sâm có thể chế biến thành các món ngon hàng ngày như món nộm, xào…kích thích vị giác, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn cần

Rau dớn và đọt choại khác nhau ở điểm gì

Rau dớn và đọt choại khác nhau ở đâu?

Bài viết trước HaGiang Foods đã giới thiệu đến bạn đọc các món ăn được chế biến từ cây rau dớn. Trong bài viết này chúng ta cùng phân biệt “rau dớn và đọt choại” có điểm gì khác nhau nhé!

Những lợi ích mà củ khoai sâm mang lại cho con người

Củ khoai sâm đất có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền và đã được sử dụng để điều trị một số bệnh như:

  • Chống viêm: Củ khoai sâm đất có tính chất chống viêm, giúp giảm sưng, đau trong cơ thể. Nó có thể được sử dụng để giảm triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm khớp, viêm ruột và viêm da.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Củ khoai sâm đất có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó kích thích hệ tiêu hóa tiết ra các enzym tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Củ khoai sâm đất có tính năng tăng cường hệ miễn dịch. Nó chứa các chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn. Giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống miễn dịch.
  • Giảm căng thẳng: Củ khoai sâm đất có tác dụng giảm căng thẳng và giúp thư giãn tinh thần. Nó có khả năng làm giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng cường sự tập trung và sự tinh thần tỉnh táo.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy rằng củ khoai sâm đất có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó có khả năng giảm mức cholesterol và huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Món ngon được chế biến từ củ khoai sâm

Nộm khoai sâm thịt gà:

Món ăn này rất tốt cho sức khỏe, để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Món ăn này dễ làm, không đòi hỏi nhiều thời gian, nguyên liệu dễ tìm.

Món nộm khoai sâm thịt gà xé sợi giải nhiệt ngày hè nóng bức

Món nộm khoai sâm thịt gà xé sợi giải nhiệt ngày hè nóng bức

Nguyên liệu

– Sâm đất 2 củ khoảng 600gr, bạn có thể nạo sợi.

– Thịt gà luộc sau đó xé sợi sẵn.

– Cà rốt, ớt, tỏi (băm nhuyễn), lạc rang, rau thơm, gia vị.

Cách làm

Sơ chế sâm đất rồi cho vào nước muối pha loãng ngâm 15-30 phút thì vớt ra để ráo.

Thịt gà xé sợi, cà rốt nạo sợi. Rau thơm cắt nhỏ, lạc rang giòn giã dập. Tất cả cho vào âu to trộn đều.

Pha nước trộn nộm

4 muỗng nước sôi để nguội, 1-2 muỗng đường, 2 muỗng cốt chanh, 1 muỗng tỏi, 1 muống ớt bằm, 3 muỗng nước mắm khuấy đều, đổ vào hỗn hợp trên.

Nộm sâm đất dễ làm, ăn đậm đà, giòn ngọt. Nổi vị chua cay mặn của nước mắm, vị thịt gà dai dai, mùi thơm của sâm đất. Món này thanh mát, ngọt dịu giải nhiệt, biến biến rất đơn giản, ăn kèm với các món chiên xào sẽ giảm ngấy, thơm ngon hấp dẫn.

Bạn có thể thêm tôm, thịt ba chỉ luộc xắt sợi… món nộm càng thêm hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng. Sâm đất trộn dầu dấm, gia vị, thêm vài cọng rau mùi là thành món nộm chay khá ngon.

Sâm đất xào thịt bò

Nguyên liệu

– Thịt bò: 500gr

– Sâm đất: 2 củ

– Rau thơm, gia vị, hành, tỏi băm, tiêu, ớt, nước mắm, dầu hào…

Cách thực hiện như sau:

Sâm đất sơ chế bóc vỏ, rửa sạch, thái lát rồi ngâm vào nước muối pha loãng 15-20 phút, vớt ra để ráo nước.

Thịt bò thái thành lát mỏng, ướp sơ với tỏi băm, nước mắm, dầu hào, tiêu… để khoảng 10 phút cho thấm. Phi thơm hành, cho thịt bò vào và đảo sơ hơi săn là đổ ra đĩa.

Tiếp tục cho củ sâm đất vào chảo đảo qua với chút nước mắm, hạt nêm hơi tái thì cho thịt bò vào đảo tiếp tới vừa chín thì đổ ra đĩa. Món này thơm lừng, đậm đà nên dễ trôi cơm.

Canh sâm đất hầm xương 

Nguyên liệu

– Sâm đất 500gr

– Xương lợn (hoặc xương bò, sườn lợn non) 200-300gr

– Cà rốt: 1 củ, hành lá, hành củ, tỏi băm, gừng, gia vị, bột ngọt, muối, đường, tiêu…

Canh sâm đất hầm xương món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng

Canh sâm đất hầm xương món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng

Cách làm

Xương lợn đun sôi, đổ nước đầu đi cho đỡ hôi. Ướp gia vị, hạt nêm, tiêu, gừng,.. khoảng tầm 3-5 phút cho ngấm đều.

Củ khoai sâm bạn bóc vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Ngâm nước muối loãng 10-15 phút cho hết nhựa. Cà rốt cắt khoanh tròn hoặc tỉa hoa để vừa ăn.

Phi thơm hành, tỏi băm rồi đổ xương lợn vào xào với lửa lớn. Khi xương chín tới săn lại, thì đổ vào một nồi áp suất, thêm nước vào hầm. Khi xương nhừ thì cho sâm đất, cà rốt đun tiếp 8-10 phút thì chín.

Nêm lại gia vị rồi bắc xuống. Chuẩn bị hành lá, rắc vào đáy bát tô rồi múc ra. Hành lá sẽ vừa chín, màu xanh nổi lốm đốm làm bát canh thêm đẹp mắt. Món canh sâm đất ăn với cơm nóng, nổi vị ngọt, bùi, thanh mát, hơi đắng nhẹ của sâm đất rất kích thích vị giác.

Mứt củ sâm đất

Nguyên liệu

– Sâm đất

– Muối, đường cát trắng, vani

Cách làm

Sâm đất sơ chế, thái lát (tùy thái lát mỏng hay cắt thành khúc dày 2 – 3cm), ngâm nước muối loãng 30 phút cho bớt nhựa, sau đó vớt ra để ráo.

Trộn với đường cát trắng theo tỉ lệ: 1kg sâm đất – 500 gram đường (tùy khẩu vị gia giảm độ ngọt, hay nhạt). Tiếp đó bạn trộn đều, đậy nắp hộp khoảng 6 – 7 giờ cho đường tan hết (thi thoảng đảo lại cho đường ngấm).

Bắc chảo to lên bếp, đổ hỗn hợp trên vào. để lửa vừa. Đảo đều tay tới khi nước đường đặc dần và chuyển màu vàng óng thì phải đảo nhanh để không bị cháy. Tới khi đường khô thành lớp áo trắng bọc ngoài miếng sâm đất bạn có thể nhỏ vài giọt vani tạo mùi cho mứt (nếu không có cũng không sao). Sau đó đổ ra đĩa, để nguội thì cất vào lọ thủy tinh ăn dần.

Có thể bạn cần

Cây ngũ gia bì gai-ngày xưa trồng để làm hàng rào, nay được coi như nhân sâm quý

Cây ngũ gia bì gai được trồng nhiều ở đâu? 

Cây ngũ gia bì gai còn có tên gọi khác là rau gai. Cây được trồng để ăn lá. Rau ngũ gia bì đã trở thành một món ăn đặc sản. Được nhiều người biết đến và sử dụng trong bữa cơm gia đình. Đây là loại cây trồng có thế mạnh về kinh tế, được trồng nhiều tại các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang.

Trên đây, bạn đọc vừa tìm hiểu những món ngon từ củ khoai sâm. Những củ sâm bề ngoài sần sùi không nõn nà, đẹp mắt. Tuy nhiên là món đặc sản bổ dưỡng, dễ làm. Đây là món ăn hoàn toàn tốt cho sức khỏe con người.