Thắng cố là đặc sản của các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Món ăn này luôn làm say lòng du khách bởi vị cay nồng và đậm ngọt của thịt hòa quyện với các loại gia vị rừng. Đến Hà Giang những ngày đông chớm lạnh, được thưởng thức món ăn có hương vị cay nồng là điều tuyệt vời nhất. Hãy tìm hiểu cách nấu thắng cố và các loại gia vị dùng cho món ăn này như thế nào nhé!
Thắng cố là món ăn truyền thống có lâu đời. Món ăn này có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Về sau, món ăn này được du nhập sang Việt Nam. Đây là món ăn đặc sản các dân tộc vùng núi phía Bắc. Thắng cố được chế biến từ các loại thịt của động vật như: ngựa, trâu, bò…
Tên gọi “Thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán-Mông. Theo âm Hán Việt là “ thang cốt”, có nghĩa là “canh xương”. Món thắng cố đã trở thành món ăn chính phổ biến trong các dịp lễ tết. Là đặc sản của đồng bào các dân tộc và được rất nhiều người ưa thích.
Thắng cố ngựa là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Ban đầu, món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là ngựa. Tuy nhiên do thịt ngựa rất hiếm và đắt, nên đa phần dùng thịt trâu,bò để thay thế. Cách nấu thắng cố mỗi nơi một khác, để nấu được món này nguyên liệu chính là thịt trâu, bò hoặc ngựa. Tuy nhiên không thể thiếu những loại quả rừng để tạo nên hương vị độc đáo này.
Cách nấu thắng cố có khó không?
Thắng cố là món ăn được nấu khá đơn giản. Món ăn này có ngon hay không tùy thuộc vào các loại gia bạn đang sử dụng. Món ăn này không thể thiếu các loại gia vị như: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều loại gia vị đặc biệt của dân tộc vùng cao.
Thịt và nội tạng của con vật được rửa sạch và luộc chín lên, ướp trước với các loại gia vị, sau đó thì thả vào trong nồi nước có xương ngựa, nội tạng, tiết và cùng với loại gia vị kể trên đã được đun sôi lên, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ để cho thấm đẫm gia vị. Khi ăn thì người thưởng thức có thể thêm vào chút ớt, tiêu hoặc là muối.
Những gia vị không thể thiếu trong cách nấu thắng cố của người miền núi
Lá cây thắng cố
Đây là một loại gia vị đặc biệt, là linh hồn không thể thiếu được khi người dân địa phương nấu món thắng cố. Loại cây thắng cố này chủ yếu mọc ở ven suối, hang nước trong các khu rừng tự nhiên. Cây có tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng… Vì cây mọc tự nhiên trong rừng nên có một mùi vị riêng biệt, mùi thơm nồng, vị cay cay. Nhờ loại gia vị đặc biệt này mà nồi thắng cố hấp dẫn và làm say lòng du khách mỗi khi đến với Hà Giang.
Người dân địa phương chia sẻ thêm lá cây thắng cố rất tốt cho hệ tiêu hóa. Giúp tăng tiết dịch, ngăn ngừa quá trình lên men trong dạ dày. Ngoài ra tinh dầu trong lá cây thắng cố còn có tác dụng làm thuốc. Có thể làm ức chế một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da, sát trùng. Làm giảm căng thẳng của cơ trơn ruột.
Mắc khén – Gia vị không thể thiếu trong cách nấu món thắng cố
Một loại hạt chỉ có ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Loại quả bé, mọc thành chùm, có mùi vị đặc trưng riêng biệt. Hạt Mắc khén có mùi thơm nồng nàn, cay nhè nhẹ, hơi gây tê khi thưởng thức. Hạt mắc khén được người dân gọi là tiêu rừng, nấu thắng cố không thể thiếu loại gia vị này được.
Mắc khén – Gia vị không thể thiếu trong cách nấu món thắng cố
Hạt dổi
Dổi nếp là loại cây mọc tự nhiên trong rừng già. Loại cây thân gỗ, có chiều cao, cây thẳng ít cành. Thông thường cứ vào khoảng tháng 10, 11 là mùa thu hoạch những hạt dổi về làm gia vị. Với loại dổi nếp này khi nướng lên rất thơm. Ngay chỉ đem phơi khô thì hạt dổi đã có mùi thơm đặc trưng rồi.
Loại gia vị này được coi là “vàng đen” của núi rừng. Vì thế trong cách nấu thắng cố không thể thiếu được loại gia vị này. Không chỉ Mắc khén, hạt dổi cũng là hương vị đặc biệt của núi rừng bạn tặng có mùi thơm cực kỳ sản kích thích mọi thực khách khó tính nhất.
Thảo quả– Gia vị chính trong cách nấu đặc sản thắng cố
Cũng giống như hạt dổi và mắc khén, Thảo quả có một mùi vị đặc biệt. Loại gia vị này vừa là gia vị vừa là thuốc. Chính vì vậy thảo quả còn được gọi với cái tên sang chảnh đó là “nữ hoàng gia vị”. Có mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Nó có tác dụng làm tăng hương vị cho các món ăn như phở, cháo, thịt hun khói và đặc biệt là món thắng cố.
Cây thảo quả có hình dáng gần giống cây sa nhân. Một loại cây tự nhiên mọc trong rừng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thảo quả có vị cay nóng, có hương thơm mạnh mẽ. Theo người dân chia sẻ công thức về cách nấu thắng cố phải có thảo quả thì mới tạo nên món ăn đặc trưng riêng. Cho dù thực khách khó tính cũng khổ thể bỏ qua món ăn này mỗi khi đến với tây bắc.
Quế chi
Là loại gia vị rất quen thuộc trong việc chế biến các món ăn. Quế chi nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon, tăng cường bổ dưỡng cho món ăn. Có rất nhiều món ăn cần sử dụng đến quế như bò kho, sườn lợn ướp bột quế nướng, vịt hầm thuốc bắc, các món nướng, chế biến nước dùng phở,… Đặc biệt là món thắng cố phải có vỏ quế.
Quế có vị cay ngọt, tính đại nhiệt. Ngoài việc sử dụng làm gia vị, thì quế còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Mặt khác quế chi điều hòa hàm lượng glucose và triglyceride trong máu rất tốt.
Điều đặc biệt là cách nấu thắng cố của đồng bào dân tộc H’mông thì quế được xem là loại gia vị tạo cho món ăn thơm hơn, kích thích cái vị giác khi thưởng thức thắng cố.
Hoa hồi
Hoa hồi cũng là một trong những loại gia vị quý luôn ưa chuộng và sử dụng. Đặc biệt khi nấu thắng cố trâu bạn phải bỏ thêm một lượng hoa hồi để tăng mùi vị đặc biệt. Dùng được trong các món canh, món hầm, món khổ nhục đặc biệt là món thắng cố. Sử dụng gia vị hoa hồi trong các món ăn một cách khéo léo nó sẽ giúp nâng tầm các món ăn lên một hương vị hoàn toàn mới, giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.
Lá chanh
Lá chanh không chỉ để chế biến thịt gà, mà lá chanh dùng để nấu thắng cố. Lá chanh làm giảm đi mùi đặc trưng của nội tạng ngựa rất tốt. Lá chanh dễ tìm được trồng nhiều trong vườn nhà. Nồi thắng cố không thể thiếu loại gia vị này.
Rau gai là tên gọi tắt của rau ngũ gia bì gai. Loại rau này thuộc họ cây bụi. Được người dân trồng làm hàng rào để ngăn gia súc, gia cầm phá hoại rau màu, cây ăn quả. Vậy rau gai có ăn được không? Nấu thế nào ngon nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 835
Củ Sả
Củ sả có tác dụng khử mùi tanh, làm bớt mùi nồng của nội tạng là nguyên liệu không thể thiếu của món thắng cố
Với đặc tính ấm và vị cay nhẹ, nên khi nấu thắng cố không thể thiếu loại gia vị này. Sả giúp món ăn trở nên ấn tượng và đậm vị hơn. Rất nhiều món ăn của người Việt được chế biến cùng sả. Những món ăn được kết hợp nấu với sả luôn có một mùi thơm đặc trưng và rất hấp dẫn với thực khách.
Các thành phần tự nhiên có chứa trong củ sả giúp giải độc cơ thể. Ngoài ra khi ăn sả rất tốt hỗ trợ và điều trị bệnh trầm cảm. Củ sả khử mùi tanh, làm bớt mùi nồng của nội tạng. Chính vì vậy cách nấu thắng cố luôn dùng đến củ sả.
Củ gừng
Cũng tương tự như củ sả, gừng cũng là 1 loại gia vị rất phổ biến trong việc chế biến các món ăn. Củ gừng có tác dụng khử mùi khi nấu thắng cố ngựa. Cách nấu thắng cố chuẩn cần có mùi thơm của sả.
Vừa xong HaGiang Foods đã chia sẻ đến bạn những thông tin của món thắng cố và các gia vị để nấu thắng cố. Hy vọng bạn đã khám phá được những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng núi. Chúc các bạn thành công!
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.