Bánh hoa tam giác mạch loại bánh mang tên một loài hoa rất đẹp. Loài hoa này sinh sống ở các vách núi cao. Vượt qua mọi gian nan để trở thành thức quà, một đặc sản của miền cao nguyên đá.Bánh hoa tam giác mạch được làm như thế nào?Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bánh hoa tam giác mạch được làm từ hạt của loài hoa màu tím trên các sườn núi
Hoa tam giác mạch là gì?
Hoa tam giác mạch là một loài hoa dại. Hoa mọc thành cánh đồng trải dài trên triền đồi, thung lũng đá… Tuy mỏng manh nhưng luôn kiên cường khoe sắc giữa núi đá bạt ngàn. Khi mới nở hoa có màu trắng tinh khôi. Sau đó sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, hồng ánh tím nhẹ nhàng rồi đỏ sẫm. Cuối cùng khi tàn sẽ chuyển sang màu đen.
Tam thất bắc là củ của cây tam thất. Củ tam thất có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra dược liệu quý hiếm này còn hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh. Cùng HaGiang Foods tìm hiểu ngay sau đây nhé! Bánh tam giác mạch ăn như thế...
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 675
Hoa tam giác mạch nở rộ vào tháng mấy?
Thời gian hoa nở sẽ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm hoa nở rộ nhất sẽ vào đúng dịp lễ. Tại các địa phương, Đồng Văn sẽ là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250 ha. Mùa hoa tam giác mạch nở kéo dài trong khoảng 3 tháng. Sắc hoa sẽ thay đổi dần theo thời gian từ màu trắng sang hồng nhạt, hồng đậm và cuối cùng là đỏ tím, sau đó chuyển màu đen và sẽ tàn lụi.
Hoa tam giác mạch được trồng nhiều ở đâu?
Loài hoa này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai… Nhưng ấn tượng và nổi bật nhất có lẽ phải kể tới vùng đất Hà Giang. Tam giác mạch có ở khắp nơi trên đất Hà Giang, từ sườn đồi cho đến ruộng bậc thang, có lúc vươn lên từ khe đá tai mèo, trên những cung đường, chân núi, thậm chí là ở trên các vách đá chông chênh.
Bánh hoa tam giác mạch có nguồn gốc từ đâu?
Ở mỗi vùng miền, bánh tam giác mạch có cách chế biến khác nhau. Màu sắc của bánh cũng không đồng nhất, có nơi tím đậm, có nơi tím nhạt. Tuy nhiên bánh tam giác mạch đều có chút vị hăng. Đây là vị đặc trưng của cây rừng, bùi ngậy của bột hạt hoa và bột gạo trộn lẫn.
Bánh tam giác mạch được làm từ hạt của loài hoa có màu tím trên các sườn núi. Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới. Hạt gieo xong, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì, hai nàng bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt, người người lấy hạt về ăn.
Cho đến khi hạt ngô, hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ mùa sau vẫn chưa tới. Cái đói kéo về u ám bản làng, mọi người mới chia nhau đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua, mà vẫn chưa thể làm no cái bụng. Bỗng một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương lạ lùng, từ trước đến giờ chưa ai ngửi thấy.
Mọi người lần theo mùi hương ấy đến khe núi. Ngỡ ngàng khi thấy một rừng hoa li ti trải dài suốt từ dãy núi bên này sang núi bên kia. Ăn thử hạt của hoa thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Họ bèn mang về làm lương thực cho dân bản được no cái bụng. Sau mỗi mùa hoa, người dân thu hoạch hạt tam giác mạch để phơi khô và xay nhỏ thành bột để làm bánh. Để làm nên những chiếc bánh ấy, người nội trợ phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu.
Cách làm bánh tam giác mạch
Hạt tam giác mạch là nguyên liệu chính của bánh tam giác mạch Hà Giang
Quá trình tạo nên một chiếc bánh tam giác mạch cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức. Sau khi thu hoạch người dân bắt đầu phơi khô hạt tới khi ráo hẳn. Số hạt tiếp đó được chia đôi, một phần ủ làm men nấu rượu, một phần xay làm bánh. Quá trình xay cần tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận để bột mịn đều. Khi nướng bánh không bị lợn cợn, dẻo và xốp.
Để tạo hình bánh, người dân địa phương thực hiện nhào bột với nước. Tỷ lệ nước đong chính xác, người quen tay thì chỉ cần ước lượng. Phải cho nước vừa phải tránh việc bánh bị nhão quá hoặc khô quá.
Sau khi được nặn thành hình tròn đều, bánh tam giác mạch không được nướng ngay. Thay vào đó, bánh được hấp chín khoảng nửa tiếng rồi mới chuyển qua nướng 10 phút. Nhờ đó, chiếc bánh sau khi nướng có màu nâu xám rất đẹp mắt, chín đều từ ngoài vào trong.
Ngoài loại bánh này, Hà Giang hiện sản xuất thêm bánh tam giác mạch giòn và bánh tam giác mạch dẻo. Thức ăn này có màu vàng, vỏ giòn, để được lâu để phục vụ khách du lịch mang về.
Bánh tam giác mạch ăn sẽ ngon hơn khi đang còn nóng, cho nên ở chợ Đồng Văn, quán bánh nào cũng có những chậu than hoa. Ai muốn ăn ngay thì người ta sẽ đặt bánh lên phên, quạt than cho nóng. Bánh có vị thanh nhẹ, mùi thoảng thơm đúng như loài hoa đặc trưng của vùng cao nguyên đá.
Bánh hoa tam giác mạch quà tặng từ cao nguyên đá
Hiện nay, bánh tam giác mạch khá phổ biến ở Hà Giang. Món ăn này được người dân sử dụng như món bánh bao, bánh mì ở dưới xuôi. Với du khách phương xa, bánh tam giác mạch được ví như một đặc sản cao nguyên. Ngoài việc ngắm hoa check in và thưởng thức bánh, du khách còn có thể mua về làm quà cho người thân. Đó là điều thú vị ở một vùng đất mà người ta tưởng rằng chỉ có đá và ngô.
Bánh tam giác mạch mềm và xôm xốp, có vị ngọt thanh. Càng nhai lại càng bùi, phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp từng chồng, tất cả đều chung một màu tím rất ấn tượng và hấp dẫn với những du khách phương xa.
Giá của loại bánh này không cao như nhiều món khác. Tuy nhiên nhờ sự nổi tiếng của loài hoa này góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá. Không chỉ ở Đồng Văn, ở các nơi khác như chợ Tam Sơn, Tráng Kìm (Quản Bạ), Du Già, Mậu Duệ (Yên Minh), Khâu Vai, Sủng Trà (Mèo Vạc)… cũng bán đặc sản này.
Bánh hoa tam giác mạch giá cao không?
Du lịch Hà Giang đang từng bước phát triển mạnh. Du khách đến Hà Giang mỗi ngày một tăng, chính vì vậy bánh hoa tam giác mạch được nhiều người biết đến. Mỗi chiếc bánh chỉ từ 20 – 35.000 đồng/cái. Nhiều du khách đến thăm di tích, thấy bánh ngon thì mua số lượng lớn về làm quà. Theo chia sẻ của người dân, trung bình mỗi ngày bán bánh tam giác mạch ở đây thu lãi khoảng 300 nghìn đồng.
Đặc điểm của loại hạt này là độ nở gần giống như bánh mì nên đảm bảo người bán không bị lỗ. Không những thế, mỗi ống hạt tam giác mạch được các thương lái mua lại của dân bản với giá từ 6 – 7 nghìn đồng, nên khi bán vẫn lãi 3 – 4 nghìn đồng.
Một cảm giác rất lạ khi ăn bánh tam giác mạch trong các điểm chợ phiên vùng cao
Một số hộ dân bán bánh chia sẻ là cũng có thu nhập thuộc loại khá. Nhiều phiên chợ mỗi hộ bán được khoảng 150 – 200 chiếc bánh. Nghề này đơn giản mà vốn ban đầu bỏ ra chỉ mấy chục nghìn dùng để mua đường trắng. Nhiều gia đình chị có thu nhập ổn định khoảng 4 – 5 triệu đồng/ tháng.
Phở chua Hà Giang là một món ăn vô cùng mới lạ. Vị chua cay kết hợp khiến du khách khi thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên được. Món ăn này được làm như thế nào? Cùng HaGiang Foods tìm hiểu công thức làm nên hương vị đó nhé!
Nhật Linh Lê
Lượt xem: 581
Qua bài viết bạn đọc đã biết được bánh hoa tam giác mạch được làm như thế nào. Còn chần chờ gì mà không khám phá vẻ đẹp của loài hoa huyền thoại mọc lên từ sỏi đá. Hãy cùng HaGiang Foods thưởng thức hương vị ngọt bùi của những chiếc bánh đặc sản làm mê lòng người này nhé!
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.