Hà Giang không chỉ cuốn hút bởi những cung đường đèo uốn lượn. Nơi đây còn thu hút du khách bởi những món ngon đặc biệt. Đặt chân đến nơi đây du khách sẽ bị lôi cuốn bởi món “bánh chưng gù Hà Giang”, đặc sản thơm ngon nổi tiếng. Bạn hãy lên lịch đến với Hà Giang để thưởng thức những hương vị này nhé!
Bánh chưng gù dân tộc Tày xã Phương Thiện- thành phố Hà Giang
Bánh chưng gù Hà Giang có nguồn gốc từ đâu?
Bánh chưng gù Hà Giang là sự kết hợp từ nguồn gốc sự tích “Bánh chưng- bánh giầy”. Bánh chưng gù có kích thước nhỏ, nguyên liệu chính dùng bằng gạo nếp nương, đậu xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong buộc bằng lạt sau đó đun bằng bếp củi. Bánh chưng Hà Giang có 2 màu đặc trưng đó là bánh đen và bánh xanh.
Bánh chưng gù được biết đến là món ăn nổi tiếng của đồng bào người Tày. Điểm đặc biệt của bánh chưng gù Hà Giang so với các nơi khác đó chính là tên gọi. Đến với Hà Giang bạn sẽ tận mắt chứng kiến hình ảnh người phụ nữ đeo gùi trên lưng. Họ vượt đèo, làm nương rẫy, địu lúa, địu ngô trên vai. Vì vậy, hình tượng đó đã được dùng để đặt tên cho chiếc bánh chưng gù của đồng bào mình.
Bánh chưng là một món ăn truyền thống của người Việt trong mỗi dịp tết cổ truyền. Đặc biệt, người dân tộc Tày các xã Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) thì bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết.
Bánh chưng gù Hà Giang có những màu gì đặc biệt?
Nói đến bánh chưng gù Hà Giang phải kể đến vị thơm bùi của đỗ xanh cùng với chút ngầy ngậy của thịt mỡ và mùi thơm của lá rong núi rừng. Món bánh chưng của người Tày nơi đây dường như đã trở thành một tinh hoa đặc biệt. Từ xưa, người tày đã biết cách sử dụng nguyên liệu lá cây để tạo màu xanh gọi là bánh chưng xanh. Dùng rơm của gạo nếp tạo màu đen gọi là bánh chưng đen.
Bánh chưng đen được làm bằng gì?
Bánh chưng đen là một nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Tày ở Hà Giang.
Từ xưa, bánh chưng đen vừa là một món ăn và là nét đẹp không thể thiếu trong những ngày lễ, tết nơi đây. Để làm bánh chưng đen khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Từ việc chọn lá dong phải chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, lau khô, cắt 2 đầu lá, chọn lá mềm, khi gói mới đẹp. Gạo nếp dùng để gói bánh là gạo tự trồng, dùng bằng nếp cum hoặc nếp nương. Thịt làm nhân bánh là thịt lợn đen còn tươi ngon, thái mỏng rồi đem ướp gia vị.
Cách tạo màu đen cho bánh
Để bánh có màu đen, người Tày nơi đây không sử dụng phẩm màu, chất tạo màu. Mà dùng rơm của lúa nếp nương để tạo màu đen cho bánh chưng. Khi thu hoạch nếp nương, người dân cắt từng bông nếp. Sau đó buộc thành bó phơi khô. Khi dùng đến gạo nếp thì đi tuốt hoặc giã bằng tay để tách hạt thóc nếp ra khỏi rơm. Rơm này cất lại để sử dụng khi gói bánh chưng đen.
Cách làm như sau:
Tạo màu đen cho bánh bằng cách sử dụng rơm nếp
Đốt khoảng 2 bó rơm nếp thành tro để nguội, rồi đem giã thành bột thật mịn có thể dùng máy xay sinh tố để xay mịn.
Gạo nếp ngâm khoảng 1 giờ, vo sạch, để ráo nước. Sau đó trộn lẫn với gạo và bột rơm nếp, đảo đều tay cho đến khi gạo quyện với bột rơm thành màu đen. Gạo đạt yêu cầu khi dùng tay miết mạnh mà hạt gạo vẫn vẹn màu đen, không bong lớp đen bên ngoài.
Sự khác biệt của bánh chưng đen Hà Giang và bánh các nơi khác là bánh không có hình vuông hoặc dài, mà lại có hình trụ tròn. Bánh lưng gù thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ qua đôi bàn tay. Đặc biệt, bánh gù có phần lưng lồi lên giống như hình ảnh đỉnh núi. Được buộc bởi 3 đường lạt chạy dọc thân bánh.
Bánh chưng gù Hà Giang có màu xanh do đâu?
Cũng giống như bánh chưng đen. Bánh chưng xanh chỉ dùng nguyên liệu là lá riềng xay để tạo màu xanh. Có được chiếc bánh chưng thơm ngon có màu hấp dẫn đòi hỏi sự kiên trì và bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Chọn gạo nếp nương, vò sạch, ngâm khoảng 1-3 giờ với nước lá riềng xay. Khi bánh chín sẽ có màu xanh và mùi thơm đặc trưng.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Có rất nhiều loại như bánh chưng vuông, bánh chưng hình trụ dài, bánh chưng đen và bánh chưng gù. “Bánh chưng gù” cái tên lạ lạ, bạn đã từng nghe chưa? Cùng tìm hiểu về đặc sản nổi tiếng của Hà Giang và cách gói bánh chưng gù đẹp nhất nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 991
Cách bảo quản bánh chưng để được lâu ngày không bị mốc
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nhiều gia đình chọn cách làm nhiều bánh để ăn dần. Tuy nhiên vì không biết cách bảo quản nên chỉ sử dụng được 2-3 ngày bánh đã bị mốc. Hôm nay HaGiang Foods sẽ chia sẻ với bạn cách bảo quản bánh chưng lâu ngày mà không bị hỏng nhé!
Bảo quản trong tủ lạnh
Đây là cách bảo quản bánh được sử dụng nhiều nhất. Để bánh trong ngăn đông tủ lạnh bạn có thể bảo quản trong 1 đến 2 tháng. Khi ăn bạn chỉ cần lấy ra giã đông rồi cho vào lò nướng hoặc gián là ăn được luôn. Bạn để một phần nhỏ trong ngăn mát tủ lạnh để ăn trước. Thời gian dùng trong 7 ngày.
Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh
Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ bên ngoài
Trong quá trình đun bánh, bánh sẽ có nhựa bám bề mặt ngoài của lá dong. Thường thì khi nấu chín, vớt bánh ra bạn thả vào chậu nước lọc, hoặc nước đun sôi để nguội để rửa bánh. Sau đó treo tại nơi thoáng mát giúp bánh khô ráo hoàn toàn.
Với cách này bạn có thể bảo quản được bánh chưng khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào khâu gói bánh có buộc chặt không, khâu vò gạo kỹ không và điều kiện khí hậu ở từng nơi. Ví dụ nơi có khí hậu mát mẻ thời gian để được lâu hơn những nơi nắng nóng gay gắt.
Bảo quản bằng túi hút chân không
Bánh chưng được hút chân không phù hợp cho những gia đình có máy hút chân không. Sử dụng cách này có thể vận chuyển bánh đi xa. Bánh bảo quản từ 5 -10 ngày ở điều kiện bình thường, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương.
Bạn đã biết cách bảo quản bánh chưng và cách tạo màu để bánh đẹp và thơm ngon rồi đúng không nào? Thử làm ngay để thực đơn món ăn hàng ngày thêm phong phú và đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.