Rượu ngô tím là đồ uống được ưa chuộng tại Hà Giang. Việc uống rượu ngô là nét văn hóa truyền thống của người dân vùng cao. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về loại rượu này, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của HaGiang Foods nhé!

Ngô tím ngâm rượu bao nhiêu lâu uống được

Ngô tím ngâm rượu bao nhiêu lâu uống được

Nguồn gốc rượu ngô tím

Rượu ngô tím là một trong những đặc sản của vùng núi cao Hà Giang. Rượu có vị ngọt thơm, đậm hương của núi rừng. Cách ngâm rượu ngô tím rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng trực tiếp bắp ngô tím để ngâm rượu. Không qua quá trình lên men ngô như các loại rượu ngô thông thường.
Ngô tím là giống ngô được du nhập từ Thái Lan. Các nhà khoa học đã mang giống ngô đặc biệt này trồng thử ở Việt Nam và cho ra hiệu quả bất ngờ. Ngô tím sinh trưởng và phát triển rất tốt và cho năng suất cao. Với màu sắc đẹp và bắt mắt, ngô tím được thị trường Việt Nam đón nhận và sử dụng rất nhiều. 
Ngô tím có tên khoa học là Zea mays L, họ Poaceae. Là loài cây thân thảo, khi trưởng thành thường cao từ 1,8 – 3m. Thân ngô có các đốt giống như đốt tre, bẹ lá ngô hình dải như mũi mác to và dài. Mặt lá răm có lớp lông mỏng, vành lá có răng cưa nhỏ, bẹ lá mọc áp sát vào thân cây. Cây ngô có hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc ở đầu ngọn trong khi hoa cái mọc thành cụm về sau thành bắp ngô. Bắp ngô được bao bọc bởi một lớp tường thành bao gồm có các lớp lá và râu ngô.

Ở Việt Nam, ngô vàng và trắng thường được biết đến nhiều hơn so với ngô tím. Tuy vậy ngô tím cũng là nguồn thực phẩm quan trọng của bà con ở vùng cao. Cũng như rượu ngô tím trở thành món đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về. Thành phần trong ngô tím chứa nhiều sắc tố có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Phân biệt rượu ngô tím và rượu ngô men lá

Rượu ngô tím và rượu ngô men lá hoàn toàn khác nhau. Chúng là hai loại rượu được làm từ nguyên liệu chính là ngô. Nhưng có sự khác biệt trong quy trình sản xuất và tính chất của sản phẩm cuối cùng.
Rượu ngô tím được sản xuất từ rượu trắng và ngô tím. Một loại ngô có màu tự nhiên là tím. Ngô tím chứa các hợp chất chống oxy hóa như anthocyanin, có thể mang lại màu tím cho rượu. Rượu tím thường có hương vị ngọt và có màu sắc độc đáo.
Rượu ngô men lá: Là rượu truyền thống được làm từ ngô vàng thường, không phải là ngô tím. Quy trình sản xuất rượu ngô là việc lên men ngô để tạo ra độ cồn và hương vị đặc trưng. Rượu ngô thường có hương vị đa dạng, có vị ngọt cay tê tê đầu lưỡi. Mùi vị của rượu phụ thuộc vào công thức, cách làm và các thành phần thêm vào.

Có thể bạn cần

QUẢ-ÓC-CHÓ

Quả Óc Chó ăn bằng cách nào?

Quả Óc Chó giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Loại quả này được ví là “VUA” của các loại hạt. Vậy, óc chó có những công dụng, giá trị dinh dưỡng và cách ăn thế nào? Hãy cùng HaGiang Foods tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Rượu ngô tím Hà...

Quy trình ngâm rượu ngô tím

Ngâm rượu ngô tím vô cùng đơn giản, các nguyên liệu cũng rất dễ tìm mua. Khi chọn bắp ngô tím nên chọn bắp to tròn đều, không bị sâu, dập. Bạn có thể giữ nguyên phần rượu ngô để ngâm rượu sẽ tốt hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: ngô tím, rượu nếp trắng, bình gốm sứ hoặc thủy tinh ngâm rượu cỡ lớn. Rượu dùng ngâm nên chọn rượu nặng một chút khoảng 38° đến 40°. Sau thời gian ủ rượu sẽ nhạt dần, rất ngon và vừa miệng. Bạn cần lưu ý khi ngâm phải đổ rượu ngập các bắp ngô. Tránh tình trạng ngô nổi lên bị mốc và hỏng.
Dưới đây là 3 cách ngâm rượu ngô tím đặc biệt này bạn có thể tham khảo:

Ngâm rượu ngô tím tươi

Bước 1: Ngô sau khi mua về sẽ bóc sạch bỏ vỏ, chỉ giữ lại bắp và râu ngô. Tráng ngô một lượt với rượu trắng để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Xếp ngô vào bình ủ sau đó đổ rượu. Tỷ lệ ngô và rượu có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của từng gia đình. Khi cho nhiều ngô thì vị rượu sẽ đậm đà và màu tím đậm đẹp hơn.
Bước 3: Đậy nắp kín và để trong khoảng 10 ngày là có thể uống được. Rượu ngô được để càng lâu uống sẽ càng ngon.

Ngô tím hấp cách thủy ngâm rượu

Ngô tím hấp cách thủy - nguyên liệu chính của chum rượu thơm ngon, màu sắc bắt mắt
Ngô tím hấp cách thủy – nguyên liệu chính của chum rượu thơm ngon, màu sắc bắt mắt

Bước 1: Ngô tím để nguyên vỏ và mang đi hấp cách thủy.
Bước 2: Ngô tím sau khi hấp xong sẽ bóc bỏ vỏ, cho vào bình ủ và ngâm tương tự như cách 1.
Thời gian ngâm rượu ngô tím hấp cách thủy cũng ngâm khoảng 10-15 ngày là có thể sử dụng được. Với cách ngâm rượu này sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn ở bước hấp ngô nhưng bù lại rượu sẽ thơm, ngọt và dễ uống hơn.

Ngâm rượu ngô nướng

Thay vì ngâm rượu ngô tím tươi hoặc ngâm rượu ngô đã được hấp cách thủy. Ngô tím cũng có thể được nướng trước khi ngâm rượu cũng được. Ngô đã nướng qua cho vào bình ngâm cùng với một chút đường rồi đổ rượu trắng vào ngâm. Uống vào vị rất ngon và vô cùng đặc biệt.

Công dụng và một số lưu ý khi sử dụng rượu ngô

Ngô tím là thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thành phần ngô tím chứ vitamin C, beta caroten, hợp chất phenolic, sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) cùng nhiều các chất khoáng vi lượng như Kali, Sắt, Natri, Photpho, Canxi, Protein, Đường, Dầu và Chất xơ.

Làm chậm quá trình lão hóa

C3G – Cyanidin 3-glucoside một loại anthocyanin có tác dụng ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do gây hại này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cơ thể bị stress hoặc mệt mỏi. C3G – Cyanidin 3-glucoside trong ngô tím giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần lạc quan hơn.

Ngăn ngừa và phòng chống ung thư

Các chuyên gia nghiên cứu ung thư Mỹ đã công bố anthocyanin trong ngô tím có khả năng chống oxy hóa đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ các tế bào khỏi các tác nhân gây hại bởi các gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư không mong muốn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất phytochemical trong các chủng bắp tím có khả năng làm giảm viêm đồng thời cải thiện độ nhạy insulin. Các chất chiết xuất từ ngô tím làm giảm mức độ căng thẳng ô xy hóa trong các tế bào, đó là một biện pháp kháng insulin.

Tốt cho hệ tim mạch

Các sắc tố anthocyanin tìm thấy trong bắp ngô tím giúp điều hòa huyết áp. Người bị bệnh tim mạch hoặc người có huyết áp cao có thể sử dụng ngô tím thường xuyên để điều hóa huyết áp. Tránh các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng rượu ngô

Những lưu ý khi sử dụng rượu tím

Những lưu ý khi sử dụng rượu tím

Rượu ngô Hà Giang sẽ mang hiệu quả cho người dùng khi sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Rượu ngô tốt thật nhưng cũng không nên lạm dụng. Nên uống số lượng nhỏ và không uống thường xuyên. Rượu ngô chứa lượng cồn tương đối cao. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên uống rượu ngô với lượng nhỏ, vừa đủ, không thường xuyên.
  • Mỗi ngày chỉ uống từ 80ml-100ml, chia thành 2 lần trong ngày
  • Nên sử dụng rượu cùng trong bữa ăn, không nên uống rượu khi đói.

Có thể bạn cần

Mật ong bạc hà Hà Giang - Thực phẩm vàng vùng cao nguyên đá

Mật ong bạc hà Hà Giang có tác dụng gì? 

Mật ong bạc hà Hà Giang có màu vàng xanh tự nhiên rất đẹp. Màu của mật phụ thuộc vào tỷ lệ hạt phấn bạc hà có trong mật. Mật ong là một trong những loại thực phẩm mang nhiều công dụng và giá trị tốt cho sức khỏe. Hãy cùng HaGiang Foods tìm hiểu...

Cách ngâm rượu ngô khá đơn giản, vì thế nên tự tay chuẩn bị nguyên liệu và tự ngâm ở nhà, thay vì mua những chai rượu bán sẵn. Vừa tiết kiệm, đảm bảo hương vị lại rất tốt cho sức khỏe. Chúc bạn có thêm bình rượu thơm ngon, an toàn cho sức khỏe nhé!