Hà Giang không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những cánh đồng hoa Tam Giác Mạch tuyệt đẹp. Nơi đây còn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ và hết sức thú vị. Đặc biệt, khi đến với Hà Giang điểm dừng chân đầu tiên sẽ là Quảng trường thành phố Hà Giang. Hãy tìm hiểu điểm dừng chân nổi tiếng này nhé!
Khi nhắc đến Hà Giang mọi người thường liên tưởng về một vùng núi đá sừng sững. Nơi vách đá tai mèo nhọn hoắt, cheo leo hay những con đèo uốn lượn đầy thách thức. Tuy nhiên một địa điểm tham quan, giải trí thú vị ở ngay trung tâm thành phố Hà Giang mà nhiều du khách không biết chính là Quảng trường thành phố Hà Giang.
Quảng trường thành phố Hà Giang còn được gọi là Quảng trường 26/3. Địa chỉ nằm ngay trung tâm Thành Phố Hà Giang. Đây là một điểm đến được các phượt thủ gần xa ghé thăm khi khám phá Hà Giang. Quảng trường 26/3 tọa lạc ở đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Đứng ở Cột mốc số 0 Hà Giang, nhìn chếch sang trái bạn sẽ thấy được quảng trường 26/3. Dạo bước trên sân Quảng trường bạn có thể nhìn thấy ngọn núi sừng sững trước mặt. Đó là Núi Cấm Sơn, ngọn níu triệu view ngay lòng Thành Phố.
Lịch sử hình thành Sân Kỳ Đài
Từ năm 1959 trở về trước, Quảng Trường là sân vận động. Là nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể thao. Nơi tập trung của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đây còn là nơi diễn ra các cuộc mít tinh ủng hộ kháng chiến và tiễn con em các dân tộc trong tỉnh lên đường nhập ngũ. Năm 1959, sân được xây dựng, mở rộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Sân quảng trường còn có tên gọi là SânKỳ Đài. Có tổng diện tích 113m2 với chiều cao 7,5m, nền cao hơn mặt bằng sân 1,4m. Cấu trúc Kỳ Đài gồm 3 phần: khán đài chính, cánh gà phải và cách gà trái. Khán đài chính có diện tích lớn nhất với 73m2, nằm ở phần chính giữa cao nhất. Thiết kế theo hình vòm, cao 3,8m, bên trong ốp trần, nền lát gỗ, cửa kéo ra vào inox. Hai bên khán đài chính là hai gian cánh gà được xây đối xứng, mỗi gian dài 5m, rộng 2,5m đều có cửa thông ra phía sau. Hai cửa hai bên cánh gà thông vào khán đài chính cũng có hình vòm, cao 2m, rộng 0,75m. Nối kết giữa khán đài đài chính với khu vực sân gồm 5 bậc thềm được xây bằng gạch và lát xi măng.
Giữa lòng thành phố Hà Giang ồn ào tấp nập. Một ngọn núi cao sừng sững hiên ngang. Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Núi Cấm Sơn Hà Giang được du khách đánh giá là ngọn núi triệu view ngay lòng Thành Phố. Cùng tìm hiểu về ngọn núi này nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 390
Sân Kỳ Đài-Di tích lịch sử ghi dấu chân Người
Ngày 27.3.1961, tại sân Quảng trường 26/3 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hà Giang vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Tại đây, Bác Hồ đã nói chuyện, hỏi thăm, khen ngợi, biểu dương những thành tích trong chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân Hà Giang. Bác căn dặn cán bộ chiến sĩ và nhân dân Hà Giang 8 điều để đóng góp vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Di tích Kỳ Đài- Nơi Bác Hồ căn dặn cán bộ chiến sĩ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang
Đến thăm Hà Giang, Bác đã dành không ít lời khen ngợi dành cho những đóng góp của tỉnh vào con đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việt Nam. Từ đó, nơi đây trở thành một di tích lịch sử mang nhiều giá trị. Nơi lưu dấu bước chân của người lãnh tụ vĩ đại.
Hiện nay, bên trong di tích Kỳ Đài còn lưu giữ và trưng bày nhiều hình ảnh lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm Hà Giang. Hình ảnh Bác Hồ nói chuyện với hơn 16.800 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Hà Giang. Hình ảnh Tám lời căn dặn của Người và một số hình ảnh khác về Bác Hồ với đồng bào Hà Giang…
Tượng đài thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết của nhân nhân các dân tộc tỉnh Hà Giang
Ngày 30.3.2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang khởi công xây dựng Quảng trường. Từ đó đặt tên là Quảng trường 26/3. Quảng trường bao gồm toàn bộ phần sân vận động trước đây. Chính giữa quảng trường đặt cụm tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang”. Tượng đài do nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường sáng tác. Công ty Mĩ thuật Trung ương thi công bằng chất liệu đá quý. Công trình cao 11m70, gồm cả bệ, được thiết kế từ 200 khối đá, nặng 600 tấn.
Tượng gồm 7 nhân vật, trong đó hình tượng Bác Hồ đứng giữa ở bục cao nhất. Sát gần Bác là hai em bé dân tộc Mông và Nùng. Thấp hơn một chút là thiếu nữ dân tộc Kinh và Dao. Phía sau là hình tượng người chiến sĩ biên phòng và anh cán bộ với ánh mắt rạng rỡ. Bố cục nhóm tượng hoà quyện nhau, sống động. Tạo cho người xem cảm giác gần gũi giữa Bác Hồ với con người Hà Giang.
Ngày 02/9/2005, tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang” được khánh thành. Công trình được đặt trang trọng tại vị trí trung tâm Quảng trường 26.3 phía trước di tích Kỳ Đài. Với một không gian rộng lớn và hoành tráng, nhằm ghi nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ghi dấu những kỉ niệm cùng những lời căn dặn của Bác khi Người về thăm Hà Giang.
Tại sao Quảng trường thành phố Hà Giang lại nổi tiếng vậy?
Quảng trường thành phố Hà Giang là nơi diễn ra nhiều lễ hội, tổ chức những sự kiện hoành tráng, quan trọng của Tỉnh
Quảng trường 26/3 nổi tiếng là do mọi du khách tham quan du lịch đều ghé qua đây chụp ảnh “check-in”. Một lời khẳng định và thông báo rằng mình đã đến Hà Giang. Đây được coi là điểm dừng chân lý tưởng. Là nơi kết thúc một hành trình gần 400km từ Hà Nội đến Hà Giang. Điểm dừng chân này tạm gọi là điểm dừng chân số 1. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi, dạo phố, thưởng thức ly trà nóng. Ngắm dòng sông hiền hòa thơ mộng uốn lượn quanh năm. Nghỉ ngơi, hồi sức trước khi bắt đầu hành trình khám phá của mình.
Không chỉ vậy, Quảng trường 26/3 còn là một biểu tượng của thành phố Hà Giang với khuôn viên rộng. Nơi đây thường xuyên diễn ra nhiều lễ hội, tổ chức những sự kiện hoành tráng, quan trọng của tỉnh. Lên Hà Giang đúng thời điểm lễ hội hoa tam giác mạch sẽ vô cùng nhộn nhịp với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị. Bên cạnh quảng trường chính là dòng sông Lô huyền thoại. Dòng sông mang đến cho du khách một bầu không khí mát mẻ. Một dòng sông hiều hòa trong lành, êm đềm, nên thơ.
Cây rau dớn là một loại cây mọc dại nhưng hiện nay đã trở thành đặc sản được nhiều ưa thích. Các món ăn chế biến từ rau dớn như: rau dớn xào tỏi, rau dớn xào mẻ, nộm rau dớn,...Đây không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm gia đình mà còn là một vị thuốc quý trong đông y. Hãy cùng HaGiang Foods tìm hiểu về loài cây này qua bài viết sau nhé!
Nhật Linh Lê
Lượt xem: 626
Chuyến đi Du lịch Hà Giang sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn dừng chân check-in vài tấm hình lưu niệm. Hãy chọn Quảng trường thành phố Hà Giang là điểm dừng chân đầu tiên của mình. Hãy check-in ngay một vài tấm ảnh để thông báo rằng bạn đã đến Hà Giang an toàn, vui vẻ nhé!
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.