Hồng trà khô là một loại trà quý hiếm. Là thức uống được sử dụng nhiều trên thế giới chỉ sau nước uống. Đây là một loại nguyên liệu tạo nên hương vị đặc biệt cho món trà sữa, trà giải nhiệt. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, quy trình sản xuất và cách chế biến loại thức uống đặc biệt này nhé!

Hồng trà khô có hương vị đậm đà và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Hồng trà khô có hương vị đậm đà và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Hồng trà khô là gì? 

Hồng Trà khô còn được biết đến với tên gọi khác là “trà đen” (black tea), hồng trà khô được làm từ lá và búp cây chè chè shan tuyết cổ thụ. Để làm hồng trà khô, lá trà được lên men toàn phần trước khi chế biến và sấy khô.
Quá trình này làm cho trà khi pha ra có nước màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, điều này cũng giải thích cho tên gọi của trà. Hồng trà có hương vị đậm đà, mùi thơm ngọt ngào và vị chát dịu.

Nguồn gốc của hồng trà khô

Hồng trà khô được phát hiện ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ XVII. Hồng trà được gọi là trà đỏ. Tên gọi này là do nước cốt trà sau khi hãm có màu nâu đỏ hoặc hồng ngọc. Là loại trà đầu tiên du nhập vào châu Âu và Trung Đông. Các nước phương Tây đã thành công trong việc sản xuất loại trà này, Vì vậy Trung Quốc đã sản xuất quy mô lớn hơn. Theo thời gian, sản xuất hồng trà đã lan sang Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya. Sau đó là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Rwanda, Brazil và các quốc gia khác.

Có thể bạn cần

Rượu ngô tím ngâm bao lâu thì uống được?

Rượu ngô tím ngâm bao lâu thì uống được?

Rượu ngô tím là đồ uống được ưa chuộng tại Hà Giang. Việc uống rượu ngô là nét văn hóa truyền thống của người dân vùng cao. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về loại rượu này, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của HaGiang Foods nhé!

Quy trình sản xuất Hồng Trà

Khâu sản xuất Hồng Trà khô mỗi nơi một khác. Tuy nhiên quá trình nào cũng cần các công đoạn như: hái chè, làm héo, vò (cuộn), oxy hóa và sấy khô. Có hai phương pháp sơ chế lá trà đó là:

Phương pháp chính thống

Đây là phương pháp phổ biến nhất để chế biến các loại trà đen. Lá trà sau khi hái được để khô trong không khí ẩm khoảng 18 tiếng để giảm hàm lượng nước cho đến khi mềm và dẻo. Sau đó, lá trà được cuộn trong một chiếc máy đặc biệt, nhẹ nhàng ép và xoắn để phá vỡ các tế bào, giúp quá trình oxy hóa diễn ra thuận lợi hơn. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian tùy thuộc vào loại lá được cắt.
Sau giai đoạn vò, lá trà được đưa vào phòng lên men. Sau đó được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để có thể tiếp tục quá trình oxy hóa. Quá trình này làm thay đổi mức độ polyphenol trong lá. Đây là giai đoạn quyết định đến hương vị của trà. Tùy thuộc vào loại trà, mà công đoạn này có thể lặp lại đến khi đạt đến mức oxy hóa thích hợp.
Hồng trà khô được vò bằng tay theo phương pháp truyền thống

Hồng trà khô được vò bằng tay theo phương pháp truyền thống

Phương pháp CTC (Cut, Tear, Curl)

Quá trình CTC là xay, băm nhỏ và đóng gói sau khi được cắt nhẹ, sấy hơi héo và nghiền tan nát bởi các xi-lanh có lưỡi kim loại. Sau đó được trộn trong một ghoogi (thùng tự quay). Có những biến thể của phương pháp này, các loại Trà Đen được phổ biến rộng rãi nhất thế giới.
Những năm 1950 phương pháp này được phát triển và gian bùng nổ xu hướng trà túi lọc vào. Điều kiện là lá trà phải được cắt nhỏ hơn và thời gian chế biến nhanh hơn. CTC có quy trình sản xuất bắt đầu và kết thúc tương tự phương pháp chính thống. Tuy nhiên, phương pháp này lá trà sẽ được nghiền nát. Điều này giúp trà ngấm nhanh hơn nhưng không tạo ra hương vị và mùi thơm như phương pháp truyền thống là để nguyên lá.

Các loại Hồng Trà khô nổi tiếng 

Hồng trà được trồng ở nhiều vùng với địa lý và khí hậu khác nhau. Các nước sản xuất hồng trà lớn nhất hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Một số loại hồng trà khô phổ biến của các nước sản xuất hàng đầu này bao gồm:

Hồng Trà khô Trung Quốc

Keemun: Là một trong những loại trà đen nổi tiếng của Trung Quốc. Loại trà này với cách chế biến thủ công được truyền qua nhiều thế hệ, được đánh giá cao nhất cho đến ngày nay. Loại trà này có hương vị nhẹ với các nốt hương của cây thông, cacao và kẹo xốp marshmallow.
Congou: Hương vị ngọt ngào, tươi mát và đậm đà nên là thành phần hoàn hảo để tạo ra trà kombucha.
Lapsang Souchong: Loại trà đen đầu tiên du nhập vào phương Tây. Lapsang Souchong có hương vị khói đặc trưng, được tạo ra bằng cách hun khói lá thông. Loại trà này thích hợp để uống vào những ngày lạnh.

Hồng Trà khô Ấn Độ

Darjeeling: Đây là loại trà đến từ vùng Darjeeling của Ấn Độ. Trà có hương vị tinh tế của trái cây và hương hoa. Thời điểm thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà. Trà đen Darjeeling được thu hoạch vào mùa xuân sẽ có hương vị thanh tao. Tuy nhiên, khi thu hoạch trà vào mùa khác sẽ có vị ngọt và thơm.
Assam: Có hương vị mạch nha. Trà được sử dụng rất nhiều trong các hỗn hợp pha trộn khác để tạo thành một loại đồ uống độc đáo.

Hồng Trà Sri Lanka

Ceylon: Loại trà này có hương vị khác nhau tùy theo xuất xứ nhưng nhìn chung là nồng nàn và đậm đặc.

Cách pha Hồng Trà

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hồng trà từ dạng nguyên cánh đến túi lọc. Các bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các siêu thị lớn, các cửa hàng bán nguyên liệu pha chế và làm bánh. Dưới đây là một số công thức pha hồng trà thơm ngon bạn có thể áp dụng.

Có thể bạn cần

Hồng trà là gì? Khi uống có gây mất ngủ không?

Hồng trà là gì? Khi uống có gây mất ngủ không?

Hồng trà là loại trà được lên men 100%, sau khi pha cho ra nước màu đỏ đậm, không có vị chát. Vậy, Hồng trà thực chất là gì? Khi uống trà có gây mất ngủ không? Tất cả đều có trong bài viết này, mời bạn tham khảo nhé!

Cách pha Hồng Trà truyền thống

Để có một tách Hồng Trà thơm ngon chuẩn vị, bạn có thể tham khảo cách pha hồng trà truyền thống sau đây:

  • Bước 1: Tráng ấm hoặc bình pha trà qua nước sôi.
  • Bước 2: Cho 2g hồng trà vào ấm, rót nước sôi 90 độ C ngập trà, lắc nhẹ trong vài giây rồi rót bỏ phần nước này đi.
  • Bước 3: Tiếp tục rót khoảng 200ml nước sôi 90 độ vào ấm trà.
  • Bước 4: Ủ trà từ 3 – 5 phút để trà chiết xuất hương vị rồi thưởng thức.
Hồng trà là nguyên liệu không thể thiếu trong việc pha chế trà sữa

Hồng trà là nguyên liệu không thể thiếu trong việc pha chế trà sữa

Những lưu ý khi pha Hồng Trà

  • Hồng trà thường được ủ trong thời gian dài hơn và ở nhiệt độ cao hơn lục trà. Nhiệt độ pha trà từ 90 – 95 độ C ngâm ủ trong 3 – 5 phút.
  • Khi bạn muốn thay đổi hương vị có thể pha thêm một chút đường hoặc sữa. Nên ủ trà khoảng 5 phút, tuy nhiên không nên không ngâm quá lâu sẽ khiến trà bị đắng và chát.
  • Phải đậy nắp ấm trà trong khi ủ để giữ nhiệt tốt hơn.
  • Trà ngâm càng lâu càng tiết ra vị đắng. Tốt nhất, sau thời gian ủ trà bạn nên thử, sau đó quyết định có muốn ngâm trà lâu hơn hay không.
  • Nên dùng nước tinh khiết để pha trà, tốt nhất là nước nguồn chảy từ khe núi.

Hồng trà khô cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. HaGiang Foods vừa giúp bạn hiểu được những công dụng của Hồng Trà khô. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể thêm thức uống này vào thói quen ăn uống hàng ngày.