Bánh gù Hà Giang là món ăn nổi tiếng của đồng bào người Tày nơi đây. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy của gạo nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ đã tạo nên vị đặc biệt không loại bánh nào có được. Chính vì vậy, bánh gù đã tạo nên một thương hiệu riêng. Bánh được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Tuy nhiên “Bánh gù Hà Giang giá bao nhiêu?” vẫn đang là trăn trở của nhiều khách hàng.
Bánh gù là tên gọi tắt của bánh chưng gù. Một loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày Hà Giang. Để tạo nên chiếc bánh chưng gù vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon thì phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Đầu tiên, là khâu lựa chọn nguyên liệu. Gạo để gói bánh là gạo nếp nương hạt tròn mẩy, được ngâm với nước lá riềng để có màu xanh đặc trưng. Đậu xanh hạt nhỏ ngâm nước cho nở ra, đãi vỏ thật sạch. Thịt lợn được chọn làm nhân bánh phải là thịt lợn đen địa phương, đem ướp với tiêu xay và những gia vị truyền thống đặc trưng của người Tày.
Bánh được gói bằng lá dong rừng nên khi luộc xong bánh có mùi thơm rất đặc trưng của vùng núi, mở ra thấy miếng bánh xanh mướt. Bánh luộc bằng bếp củi truyền thống không dùng bếp điện. Có như vậy mới giữ được nguyên vẹn mùi vị của bánh chưng gù truyền thống của người Tày Hà Giang. Thời gian luộc quyết định độ ngon của bánh. Thời gian luộc phải trên 8 tiếng mới đảm bảo độ ngon của bánh. Khi ăn sẽ cảm nhận được hết hương vị của thịt lợn ướp thơm, đậu xanh nấu nhừ hòa quyện với gạo nếp nương dẻo bùi.
Bánh chưng gù Hà Giang có nguồn gốc từ đâu?
Hà Giang một tỉnh miền núi phía Bắc. Nền kinh tế còn rất khó khăn, vất vả. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Địa hình đa phần là đồi núi cao, cuộc sống của người dân rất vất vả. Đến đây, bạn sẽ chứng kiến cảnh những người phụ nữ đeo gùi trên lưng làm lụng vất vả để mưu sinh. Họ vượt đèo, lội suối, địu lúa, địu ngô, địu củi trên lưng với dáng lưng gù xuống để làm việc.
Chính vì những đặc điểm đó, bánh gù được tạo ra mang ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bánh chưng gù, một loại bánh nhỏ gọn, dễ bóc và mang theo mỗi khi đói. Hình ảnh bánh gù tạo thành nét đặc trưng riêng, mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc. Hơn thế, bánh chưng còn là cách để tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ vùng cao, ca ngợi sự chăm chỉ, chịu khó, cần cù của bà con.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Có rất nhiều loại như bánh chưng vuông, bánh chưng hình trụ dài, bánh chưng đen và bánh chưng gù. “Bánh chưng gù” cái tên lạ lạ, bạn đã từng nghe chưa? Cùng tìm hiểu về đặc sản nổi tiếng của Hà Giang và cách gói bánh chưng gù đẹp nhất nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 841
Bánh chưng gù Hà Giang được làm vào dịp nào?
Ngày xưa, bánh chưng gù Hà Giang chỉ xuất hiện trong những dịp lễ, tết và các ngày trọng đại trong năm. Ngày nay, với nhu cầu sử dụng bánh ngày càng nhiều thì bánh gù có mặt hầu hết các buổi chợ phiên. Đã có nhiều cơ sở sản xuất bánh mọc lên, khách hàng có thể đặt bánh theo yêu cầu. Tuy nhiên, bạn đặt hàng từ hôm trước hôm sau mới có. Vì cần chuẩn bị các nguyên liệu và thời gian luộc bánh khá lâu.
Bánh gù Hà Giang được làm vào dịp nào?
Bánh gù Hà Giang giá bao nhiêu?
Một loại bánh đặc sản, thơm ngon, kỳ công như vậy liệu giá bán có cao không?. Câu hỏi này đã được nhiều khách hàng gửi đến HaGiang Foods. Các bạn yên tâm khi mua bánh gù tại Hà Giang, giá bán chỉ giao động từ 10.000 – 30.000 đồng/cái. Giá bán này phụ thuộc theo kích thước bánh to hay nhỏ. Tất nhiên, chất lượng bên trong của bánh hoàn toàn giống nhau.
Bánh gù có màu gì? Màu nào ngon hơn?
Để có một chiếc bánh chưng ngon, người làm bánh đã phải tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Dùng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để tạo màu cho bánh. Màu đen hoặc xanh của bánh đều được làm bằng thủ công an toàn cho người sử dụng. Màu của bánh có thể tạo theo sở thích của từng người. Cùng tạo màu cho bánh theo sở thích nhé!
Màu xanh của bánh được làm bằng nguyên liệu gì?
Nếu bạn không thích màu đen truyền thống, có thể tạo màu xanh cho bánh chưng gù. Nguyên liệu rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng bằng lá riềng xay lấy nước để ngâm gạo. Đây là những phương pháp tạo màu thủ công. Được dùng từ cây trồng tự nhiên, không dùng chất tạo màu nên bánh đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bánh sau khi chín sẽ có màu xanh bắt mắt và mùi thơm tự nhiên.
Hà Giang không chỉ cuốn hút bởi những cung đường đèo uốn lượn. Nơi đây còn thu hút du khách bởi những món ngon đặc biệt. Đặt chân đến nơi đây du khách sẽ bị cuốn hút bởi món “bánh chưng gù Hà Giang”, đặc sản thơm ngon nổi tiếng. Bạn hãy lên lịch đến Hà Giang để thưởng thức những hương vị này nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 1442
Màu đen của bánh có từ đâu?
Dùng rơm của lúa nếp nương để tạo màu đen cho bánh chưng. Bạn có thể mua rơm nếp này tại các buổi chợ phiên. Rơm nếp được người dân cắt từng bông nếp. Sau đó buộc thành bó phơi khô. Khi làm bánh thì đi tuốt hoặc giã bằng tay để tách hạt thóc nếp ra khỏi rơm. Rơm này cất lại để sử dụng khi gói bánh chưng đen.
Cách thực hiện như sau: Bạn đốt khoảng 2 bó rơm nếp thành tro để nguội, sau đó đem tán thành bột thật mịn. Bạn có thể giã nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố để xay mịn sau đó trộn đều với gạo nếp để tạo màu đen cho bánh.
Bánh gù đen và xanh được nhuộm màu thủ công bằng các nguyên liệu sẵn có
Bánh đen và xanh màu nào ngon hơn?
Mỗi người có một sở thích riêng và bánh chưng gù cũng chiều lòng mọi khách hàng khó tính nhất. Thực ra bánh chỉ khác nhau về màu sắc còn chất lượng và mùi vị bánh hoàn toàn giống nhau.Vậy nên, bạn có thể thử cả hai để so sánh và cảm nhận nhé!
Chúng ta đã cùng nhau trả lời cho câu hỏi bánh gù Hà Giang giá bao nhiêu và tìm hiểu cách để tạo màu cho bánh. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hãy gửi câu hỏi đến HaGiang Foods, chúng tôi sẽ giúp bạn nhé! Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả.
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.