Lá mắc mật tươi không chỉ là một loại gia vị quý trong ẩm thực Việt, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy lá mắc mật có tác dụng gì? Lá mắc mật có ăn được không? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Cây mắc mật là cây gì?
Cây mắc mật tên khoa học Clausena indica thuộc họ Cam (Rutaceae), ngoài mắc mật thực vật còn được biết đến với tên gọi móc mật, củ khỉ, hồng bì núi, dương tùng…Trung bình mỗi cây mắc mật có thể cao từ 5 đến 8 mét.
Cây mắc mật thường được mọc tự nhiên tại vùng núi phía Bắc. Những cành non sẽ có màu xanh nhạt. Thân cây có nhiều lông tơ rải rác và những nốt sần màu xám đen. Lá mắc mật thuộc loại lá kép lông chim, nhọn ở hai đầu, mọc so le. Viền lá có nhiều khía răng cưa nhỏ. Mặt trên lá màu xanh nhẵn bóng, mặt dưới sẽ có màu nhạt hơn và điểm thêm lớp lông tơ thô ráp.
Hoa mắc mật màu trắng xanh, hương thơm dễ chịu. Thông thường hoa mắc mật sẽ mọc thành nhiều cụm và mỗi hoa có khoảng 3-4 cánh. Thời điểm cây ra hoa nhiều nhất là vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 hằng năm.
Quả mắc mật thoạt nhìn sẽ khá giống quả hồng bì hay quả nhãn. Quả non có màu xanh lục và chuyển sang nâu tím khi đã chín. Bên trong quả mắc mật có 2-4 hạt với mùi thơm nhẹ do có chứa nhiều tinh dầu.
Lá mắc mật tươi có nhiều ở đâu?
Cây mắc mật mọc nhiều ở nơi có khí hậu nhiệt đới, tập trung quanh các sườn núi cao dưới 1000 mét.
Nước ta, cây mắc mật tập trung nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Cây sinh trưởng và phát triển ở khu vực có nhiệt độ khoảng 21-24 độ C. Cây mắc mật là thực vật ưa sáng và có thể chịu hạn rất tốt.
Lá mắc mật tươi thu hoạch mùa nào trong năm?
Lá mắc mật tươi được thu hái từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Đây cũng chính là thời điểm cây ra quả nhiều nhất. Khi thu hái, người ta thường chọn những lá tươi xanh, không bị sâu ăn lá đục khoét. Có thể sử dụng lá mắc mật tươi để làm gia vị hoặc dược liệu. Tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì cần phơi khô rồi cho vào túi ni lông và bảo quản lá mắc mật khô ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao hoặc côn trùng mối mọt.
Thành phần hóa học trong lá mác mật tươi
Lá mắc mật có chứa nhiều chất dinh dưỡng phục vụ ẩm thực cũng như nhiều thành phần hóa học có tính dược lý cao như:
- Protein
- Calci
- Sắt
- Vitamin C
- Ethanol
- Acid amin
Lá mắc mật tươi có tác dụng gì?
-
Lá mắc mật tươi hỗ trợ tiêu hóa
Đối với những người thường xuyên gặp phải chứng ợ chua, đầy hơi, tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng hoặc mất cảm giác thèm ăn thì lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng lá mắc mật.
Lượng hoạt chất dồi dào, đặc biệt là ethanol trong lá mắc mật sẽ giúp cải thiện những vấn đề nói trên đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hạn chế nhiễm khuẩn tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp lá mắc mật với các nguyên liệu nấu ăn hằng ngày hoặc những sản phẩm chức năng có thành phần từ lá mắc mật.
-
Lá mắc mật tươi hỗ trợ giảm đau kháng viêm
Hiện tượng viêm và đau thường xảy ra ở các cơ quan như cơ, xương khớp gối, khớp tay đặc biệt ở người lớn tuổi. Theo các chuyên gia, tinh dầu ethanol trong lá mắc mật có khả năng chống lại sự hoạt động của các yếu tố gây viêm.
Lá mắc mật tươi làm món gì?
Lá mắc mật tươi là gia vị không thể thiếu trong các món nướng của người dân vùng núi Hà Giang. Cùng tìm hiểu món gà nướng lá mắc mật thơm ngon này được làm thế nào nhé!
Nguyên liệu
Gà 1 con
Lá mắc mật khoảng 10 gam
Tiêu đen
Ớt 1 quả
Hạt mắc khén, hạt dổi
Hành tím
Dầu mè, Dầu hào, Dầu điều
Muối/ đường
Cà rốt, dưa leo và rau thơm ăn kèm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Theo kinh nghiệm thì để có món gà nướng lá mắc mật thơm ngon thì việc chọn gà là yếu tố quan trọng nhất.
– Chọn gà ngon thả đồi, nên mua gà bản.
– Gà sau khi đã chọn mua về, bạn phải làm sạch lông. Sau đó dùng dao khoét một lỗ dưới phần bụng dưới để ướp gia vị, xong thì cho gà vào rổ để ráo nước.
– Lá mắc mật sau khi hái về, bạn hãy rửa sạch, để thật ráo nước rồi cho vào cối giã nhỏ hoặc có thể vò nát cho lá mắc mật tiết ra tinh dầu thơm.
– Hạt mắc khén, hành tím lột vỏ, ớt giã nhuyễn để tẩm ướp.
– Dưa leo, cà rốt gọt vỏ và rửa sạch với nước nhiều lần. Kế đến dùng dao cắt xéo thành những miếng nhỏ vừa ăn.
– Bạn đem ướp gà với lá mắc mật tươi, phần lá còn lại nhét vào trong bụng gà, cố định lại không để gia vị rơi. Thời gian ướp gia vị khoảng 30 phút.
Bước 2: Nướng gà bằng lò vi sóng
Sau khi ướp khoảng 30 phút ướp, bạn xiên con gà vào trục quay, cột chặt phần bụng con gà để lá mắc mật không rơi ra ngoài khi nướng. Cố định gà thật chắc chắn vào trục quay của lò nướng. Tiếp đến, cài đặt chế độ của lò vi sóng, cài nhiệt độ là 230 độ C và nướng gà trong khoảng 60 đến 80 phút là thịt gà chín.
Thành phẩm gà nướng lá mắc mật tươi
Với cách thức thực hiện cúng rất đơn giản, món gà nướng lá mắc mật tươi rất thơm ngon. Với mùi thơm đặc trưng của lá mắc mật kết hợp với các loại gia vị núi rừng tạo cho món ăn vô cùng hấp dẫn.
Món thịt gà nướng lá mắc mật có mùi thơm hấp dẫn. Phần da gà thấm đều gia vị và có độ giòn nhẹ. Những thớ thịt bên trong mềm mịn, thơm mùi lá mắc mật cực kỳ bắt vị với bất kỳ thực khách khó tính nào.
Miếng thịt gà nướng lá mắc mật vàng óng, thơm, mềm với phần gia vị thấm vào từng thớ thịt. Gia vị chấm của món gà này chính chẩm chéo Hà Giang. Một loại gia vị là sự kết tinh của các nguyên liệu núi rừng. Gia vị chấm này làm tăng thêm vị đậm đà cho món thịt gà nướng lá mắc mật tươi.
Với món ăn này thực khách có thể ăn kèm với các loại rau sống, với dưa leo, cà rốt . thưởng thức thêm vài chén rượu của đồng bào dân tộc thì thật sự nhớ mãi không quên.
Trên đây HaGiang Foods vừa cùng bạn tìm hiểu những công dụng của lá mắc mật tươi. Giúp bạn biết thêm cách làm món gà nướng của đồng bào dân tộc vùng cao nguyên đá. Hy vọng với việc chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích: