Hoàng Su Phì mùa lúa chín là lựa chọn yêu thích của nhiều du khách mỗi khi thu về. Khi những thửa ruộng bậc thang được nhuộm bởi màu vàng rực rỡ pha với chút nắng thu dịu nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá vẻ đẹp mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang nhé!
Vẻ đẹp mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì có nguồn gốc từ đâu?
Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Cách trung tâm thành phố khoảng 80km. Những năm trước đây, Hoàng Su Phì thuộc châu Bình Nguyên xứ Tuyên Quang. Cho đến ngày 01/01/1906, huyện Hoàng Su Phì đã được thành lập bao gồm tổng Tụ Nhân và tổng Xín Mần. Cả hai tổng này đều thuộc tiểu quân khu Hà Giang (tức là tỉnh Hà Giang ngày nay).
Khi đất nước Việt Nam giành được độc lập, địa giới của Hoàng Su Phì cũng được thay đổi. Năm 1965, huyện được chia tách thành 2 huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì. Hiện nay, Hoàng Su Phì có khoảng 24 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 4 xã thuộc biên giới với tổng chiều dài đường biên lên tới 40km. Hoàng Su Phì cũng là nơi định cư lâu đời của khoảng 12 dân tộc. Trong đó nổi tiếng nhất là người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí,….
Hoàng Su Phì mùa lúa chín bức tranh thiên nhiên ban tặng
Nằm trên cung đường nối liền với các vùng đất phía Đông và Đông Bắc. Địa hình của khá đặc biệt chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Nằm ở trên thượng nguồn Sông Chảy và nên cảnh quan thiên nhiên ở đây rất hùng vỹ. Cùng với đó là các nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân ở đây bảo tồn và lưu trữ. Cũng chính vì vậy nên khi du lịch Hoàng Su Phì, bạn sẽ tìm hiểu được rất nhiều giá trị lịch sử lẫn vẻ đẹp thiên nhiên tại đây.
Hoàng Su Phì mùa lúa chín bức tranh thiên nhiên ban tặng
Đặc biệt nhất chính là vẻ đẹp thiên nhiên của Hoàng Su Phì khi mùa lúa chín. Đến đây, bạn sẽ thấy không gian mênh mông và màu vàng đặc trưng của những thửa ruộng bậc thang. Thức dậy ngắm bình minh cùng những dãy núi trùng điệp của Tây Côn Lĩnh. Ngồi nghe tiếng chảy róc rách với những con suối đầu nguồn sông Chảy và sông Bạc.Thưởng thức nương hương vị đậm đà của chè shan tuyết cổ thụ. Chính bởi thiên nhiên ở Hoàng Su Phì đa dạng và sinh động như vậy. Nên đây sẽ là điểm đến làm cho trái tim của bạn “đập mạnh” hơn bao giờ hết đấy.
Địa chỉ ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì
Su Phì có nhiều địa chỉ ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín đẹp. Dưới đây là những địa chỉ đẹp mà bạn không nên bỏ qua đó là:
Bản Phùng – Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Để chiêm ngưỡng một mùa lúa chín tuyệt vời nhất ở Hoàng Su Phì. Một trong những địa điểm bạn không thể bỏ qua chính là ruộng bậc thang bản Phùng. Là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Ruộng bậc thang Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Bản Phùng cái tên giản dị mà vô cùng độc đáo. Theo người địa phương thì “phùng” chính là “tương phùng”, là “gặp gỡ”. Vì vậy mà bản Phùng được ví như nơi gặp gỡ giữa đất trời, thiên nhiên, văn hóa và con người. Đây cũng có thể là nơi bắt đầu cho những mối lương duyên cho người dân địa phương.
Hồ Thầu– Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Hồ Thầu cũng là một trong những địa chỉ nổi tiếng để ngắm mùa lúa chín. Cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu là của người dân tộc Dao đỏ. Đến với ruộng bậc thang ở Hồ Thầu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh mênh mông và cao vút.
Để chinh phục được hết ruộng bậc thang này thì bạn sẽ phải băng qua một con đường khá cao nhưng đoạn đường ít dốc nên bạn sẽ rất dễ di chuyển. Thời điểm tuyệt vời nhất để đến Hồ Thầu ở Hoàng Su Phì là vào mùa lúa chín đấy. Chắc chắn khung cảnh vàng rụm của lúa khi chín sẽ khiến bạn choáng ngợp và não lòng muốn ghi lại ngay hình ảnh này.
Bản Luốc –Bức tranh nhuộm vàng khi lúa chín
Đến Bản Luốc cũng là một trong những nơi ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đẹp nhất. Những thửa ruộng bậc thang chạy khắp các sườn đồi, triền núi. Từ trên cao nhìn xuống, tạo nên một bức tranh thật hùng vĩ, hòa vào bản hùng ca của thiên nhiên và núi rừng Tây Bắc. .
Với diện tích khoảng 160ha ruộng bậc thang. Mùa lúa chín, Bản Luốc hóa một tấm thảm vàng rực rỡ. Điểm tô lên bức tranh đó là những ngôi nhà gỗ của người dân địa phương. Ruộng bậc thang Bản Luốc vẫn còn giữ nét đẹp hết sức mộc mạc và hoang sơ.
Đến với Bản Luốc, không chỉ được ngắm ruộng bậc thang. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản. Khám phá văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống tại đây. Đây chính là động lực quan trọng để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng, nghỉ dưỡng, homestay. Góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân Bản Luốc.
Thông Nguyên– Nơi hòa quyện của núi non
Thông Nguyên nơi hội tụ ba con suối lớn Phìn Hồ, Nậm Ông và Nậm Khòa. Nơi có núi, có sông suối nên Thông Nguyên được mệnh danh là mảnh đất trù phú ở Hoàng Su Phì và là một trong những nơi có ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Vào mùa lúa chín, du khách được thỏa sức khám phá, chụp ảnh trên những cánh đồng ruộng bậc thang vàng óng ả.
Ẩm thực hấp dẫn ở Hoàng Su Phì khi mùa lúa chín
Đến với Hoàng Su Phì, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ẩm thực hấp dẫn đậm nét văn hóa của miền núi. Những món ăn đặc sản này được nhiều du khách ưa chuộng có thể kể đến như:
Cơm lam:
Món ăn hấp dẫn đậm nét văn hóa các dân tộc miền núi Đông Bắc
Cơm lam là một món ăn khá đơn giản nhưng lại là đặc sản của Hoàng Su Phì. Nguyên liệu là gạo nếp được ngâm kỹ rồi cho vào ống tre bịt lá chuối. sau đó nướng trên bếp củi. Đây là món ăn đặc sản có vị thơm của ống tre và lá chuối hòa cùng hương vị thơm ngậy của gạo nếp.
Cá chép ruộng bậc thang:
Cá chép được thả xuống ruộng từ khi bắt đầu cấy. Sau khi thu hoạch lúa, người dân bắt cá về làm sạch sau đó chiên giòn. Cá chép ruộng bậc thang rất thơm ngon, chắc thịt vì sống trong môi trường hoàn toàn tự nhiên.
Thịt dê:
Hoàng Su Phì cũng có món thịt dê thả tự nhiên trên núi Tây Côn Lĩnh. Món thịt dê được chế biến thành nhiều món khác nhau như: Dê nướng, lẩu dê, nộm dê, tiết canh dê… Đây là những món ăn ngon đậm vị của núi rừng Đông Bắc.
Thắng cố:
Là món đặc sản không thể thiếu ở Hà Giang. Nhắc đến thắng cố là nhắc đến Hà Giang. Đây là món ăn đặc trưng, được chế biến chủ yếu từ nội tạng của bò hoặc ngựa. Nhìn qua thì món này trông giống như món lẩu với nghi ngút khói. Món ăn này rất thích hợp dùng giữa cái rét giá lạnh ở Hoàng Su Phì.
Thịt trâu gác bếp:
Món ăn đặc sản của hầu hết của các tỉnh vùng cao phía Bắc. Thịt trâu tươi, được róc thành từng miếng, tẩm ướp gia vị rồi hun bằng khói của than củi đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Món ăn này có thể chế biến được các món ăn ngon đó là: Trâu héo xào tỏi; trâu khô xào lá lốt; trâu gác bếp xào măng chua… Cùng thưởng thức món ăn đặc sản này và nhâm nhi vài ly rượu ngô sẽ cực kỳ ngon.
Rượu thóc Nàng Đôn:
Được sản xuất từ thóc và men lá theo phương pháp ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn, Hoàng Su Phì. Bạn có thể mua đặc sản này về làm quà cho bạn bè khi đi phượt đến Hoàng Su Phì.
HaGiang Foods vừa cung cấp cho ban đọc những thông tin về mùa lúa chín khu vực phía Tây Hà Giang. Chắc chắn vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của những thửa ruộng bậc thang óng ả sẽ khiến bạn hài lòng khi đặt chân tới đây. Mùa lúa chín đang đến gần, hãy xách ba lô lên Hà Giang thôi nào. Chúc bạn có một hành trình vui vẻ và trọn vẹn.