Bánh chưng Tày là món ăn không thể thiếu được trong những ngày lễ, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Ai đã từng đến Hà Giang và được thưởng thức hương vị của món bánh chưng người Tày chắc hẳn sẽ không quên được vị thơm của nếp, vị ngọt béo của thịt lợn vùng cao, vị ngậy bùi của nhân đỗ xanh, vị lạ của cây rừng.
Bánh chưng Tày có đặc điểm gì?
Theo truyền thống của người Tày Hà Giang, bánh chưng là sản vật không thể thiếu được trong những dịp trọng đại như Lễ, Tết. Những ngày này, các gia đình dù khó khăn đến đâu cũng phải tích trữ kiếm cho bằng được những ống gạo nếp nương. Đặc biệt đến gần tết mỗi nhà sẽ mổ một con lợn đen bản tự nuôi. Dùng thịt đó để gói bánh chưng. Những ngày sát tết người dân chuẩn bị lá dong, đỗ xanh, đặc biệt là chất bột để tạo màu cho bánh.
Theo tổ tiên truyền lại bánh chưng Tày gồm hai loại đó là bánh chưng đen và bánh chưng xanh. Để làm được hai loại bánh này đầu tiên phải chọn gạo nếp nương nổi tiếng thơm ngon. Nếu làm bằng các loại gạo nếp khác bánh sẽ không dẻo và thơm ngon.
Cách tạo màu đen cho bánh
Màu đen của bánh là do tự nhiên, chứ không sử dụng phẩm màu, chất tạo màu. Chất bột để tạo màu đen cho bánh là dùng rơm của lúa nếp nương. Công đoạn chuẩn bị bột màu đen rất cầu kỳ. Ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, khi lúa nếp chín vàng, người Tày bắt đầu thu hoạch từng bông nếp. Phơi khô, tuốt hoặc đập để tách hạt thóc ra khỏi bông. Những bông nếp được giữ lại, phơi khô rồi đốt thành tro. Sau đó, họ rây rồi vò kỹ để trộn với gạo nếp. Trộn gạo đã quyện với bột than thành màu đen nháy rồi đem đi gói bánh.
Nguyên liệu để gói bánh chưng Tày gồm những gì?
Để chuẩn bị nguyên liệu gói bánh, từ giữa tháng 12 âm lịch, người dân nơi đây đã đi vào rừng tìm lá dong, lạt giang, chuẩn bị bột nhuộm màu cho bánh.
Bánh chưng Tày gói khó không?
Cách gói bánh chưng “Gù” ở đây cũng rất độc đáo. Dùng hai lá dong xếp chồng lên nhau, sau đó cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn đen, cuối cùng là một lượt gạo bên trên. Sau đó cuốn lá vào gập chéo từng hai đầu lá. Dùng lạt buộc chặt ở giữa thân bánh gù như cái lu đất trông rất độc đáo. Sau khi gói xong, bánh được ngâm trong nước sạch khoảng 5-7 tiếng. Sau khi nước ngấm vào bánh đun với lửa to khoảng 6 – 8 tiếng là chín.
Ngày nay, mặc dù có nhiều những dụng cụ tạo hình, khuôn mẫu đa dạng phú. Tuy nhiên, bánh chưng “gù” truyền thống không chỉ có giá trị về ẩm thực mà còn là một nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Tày vùng núi Hà Giang. Sản phẩm Bánh chưng Tày truyền thống chắc chắn sẽ là một món quà ý nghĩa đối với du khách mỗi khi đến tham quan và du lịch khám phá vùng cao nguyên đá.
Nhân bánh chưng được làm bằng gì?
Phần nhân của bánh chưng Tày không thể thiếu đỗ xanh, thịt ba chỉ, được tẩm ướp bằng gia vị vùng cao. Thay vì hình vuông như bánh truyền thống, bánh chưng Tày có hình lưng gù. Phần lưng gù là biểu tượng của các dân tộc sinh sống ở vùng núi cao. Bánh được cố định bằng các vòng lạt buộc quanh thân bánh. Bất cứ người phụ nữ Tày nào cũng biết gói bánh chưng đen. Điều này thể hiện sự khéo léo của họ với gia đình, tổ tiên.
Các loại bánh chưng gù được ưa chuộng nhất hiện nay
Các loại bánh chưng gù thơm ngon, màu sắc tự nhiên vô cùng ấn tượng
Bên cạnh bánh chưng gù đen, xanh, bánh vuông truyền thống, người dân nơi đây còn sáng tạo ra các màu bánh bắt mắt. Bánh được làm từ gấc nên có màu đỏ rất đẹp. Dùng cốm để tạo màu xanh. Nếp cẩm gói bánh gù màu tím…Ngày nay bánh gù đã có nhiều phiên bản hấp dẫn, được biến tấu theo từng vùng miền.
– Bánh chưng gù nếp cẩm:
Thay vì được gói bằng nếp nương, bánh này được tạo nên bằng nếp cẩm màu tím hạt dài. Khi bánh chín rất dẻo, thơm và có màu tím rất đẹp và bắt mắt. Bánh chưng nếp cẩm là món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tuần hoàn và tim mạch. Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ấm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa và dạ dày.
Bánh gù nếp cẩm góp phần lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân. Nếp cẩm còn có công dụng tăng bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.
– Bánh chưng gù cốm:
Bánh chưng cốm bóc ra thơm lừng mùi cốm tươi mát, bánh có màu xanh tươi tự nhiên nhìn rất đẹp. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt, dẻo của nếp cùng cốm, vị bùi bùi của đậu xanh và không thể thiếu lớp mỡ béo mọng nước của thịt ba chỉ. Với sự kết hợp tuyệt vời này sẽ vượt xa tưởng tượng của bạn đấy. Có phần nhân ngọt thêm đường vàng. Vỏ được tạo nên từ việc mix cốm khô và gạo nếp nương.
– Bánh chưng gù gấc:
Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… Vỏ ngoài vẫn có màu xanh của lá, tuy nhiên khi bóc ra ruột đỏ, có vị mặn ngọt của gấc. Hòa quyện các gia vị tạo nên một mùi vị đặc biệt. Bánh gù gấc được sử dụng nhiều trong những ngày lễ tết, ngày rằm. Theo quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Do đó bánh chưng gấc được nhiều người yêu thích.
Bánh chưng Tày giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bánh chưng Tày có giá chỉ từ 20.000 – 30.000đ/ cái. Kích thước bánh khá nhỏ gọn, ăn nhừ và rất ngon. Món bánh này được du khách mua về làm quà biếu, quà tặng, dùng trong những bữa tiệc sang trọng. Vậy các bạn đã tìm được địa chỉ bán bánh chưng gù uy tín để mua bánh chưa? Hãy đến với HAGIANG FOODS địa chỉ cung cấp các đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Ngoài bánh chưng gù, chúng tôi còn có các đặc sản nổi tiếng như: Mật ong bạc hà, chè shan tuyết cổ thụ, ớt gió Đồng Văn, củ tam thất bắc, chẳm chéo và các loại rau rừng tự nhiên…
Địa chỉ đặt mua bánh chưng gù Tày uy tín chất lượng
- ☎️ Hotline: 0358.368.699
- Địa chỉ: 212 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Website: https://hagiangfoods.com/
HaGiang Foods vừa bật mí các thông tin liên quan đến bánh chưng Tày Hà Giang. Qua bài viết bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa và biết thêm địa chỉ mua bánh chưng Tày thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm các sản phẩm độc lạ và chất lượng nhé!
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích: