Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây có 19 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc Tày chiếm trên 25% số dân trong tỉnh. Qua quá trình phát triển và hội nhập nhưng đồng bào dân tộc Tày vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Trang phục của dân tộc Tày Hà Giang gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Áo dài màu chàm – trang phục dân tộc Tày Hà Giang
Dân tộc Tày Hà Giang có gì đặc biệt?
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Trồng trồng trọt, chăn nuôi là thu nhập chính. Từ lâu đời họ đã biết thâm canh tăng vụ. Biết áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.
Trong các dân tộc sống tại Hà Giang, cộng đồng dân tộc Tày chiếm số đông với khoảng 170 nghìn người. Người Tày sống tập trung theo từng làng, bản. Phân bố ở các triền núi thấp, vùng thượng du, nơi có nguồn nước suối trong mát. Mỗi bản có khoảng 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.
Tại sao nhà sàn được gọi là ngôi nhà truyền thống của dân tộc Tày?
Nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn. Người Tày thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Để xây dựng nhà sàn, gia chủ sẽ chuẩn bị khá lâu. Thường thì đội thợ sẽ phải đo đạc và đục đẽo bằng tay cực kỳ chuẩn xác. Nhà sẽ được xoay hướng phù hợp với mệnh của gia chủ. Tùy theo kinh tế và nhu cầu chủ hộ có thể làm nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian. Thường thì 3 gian là nếp nhà phổ biến. Nhà sàn người Tày được lợp bằng mái lá. Hiện nay kinh tế phát triển cao hơn nhà sàn đa số được thay thành mái ngói, mái tôn. Tuy nhiên vẫn giữ được nếp nhà sàn cổ. Xung quanh nhà bưng bằng ván gỗ hoặc nứa tép.
Người Tày sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra còn trồng hoa màu và cây ăn quả. Dân tộc Tày nơi đây chăn nuôi theo hình thức thả rông là chủ yếu. Những vật nuôi như trâu, bò, dê, gà đều được thả trên đồi. Người Tày rất nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, các nghề thủ công gia đình như sản xuất nông cụ, đan lát và làm đồ gỗ.
Dân tộc Tày Hà Giang mặc trang phục gì?
Trang phục cổ truyền của dân tộc Tày xã Phương Độ – thành phố Hà Giang
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt. Vải nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ. Trang phục hầu như không có hoa văn trang trí. Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, cài năm khuy ở cổ và sườn bên phải. Váy dài, thắt lưng, đầu đội khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo cánh trắng bên trong.
Ngày xưa, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy. Gần đây chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ Tày còn có áo dài, vạt áo buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc. Trang phục của người Tày giản dị nhưng thể hiện được nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ. Thể hiện tính cách ôn hòa, nhã nhặn của chính bản thân họ.
Người Tày trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Người Tày Hà Giang hiện vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa, thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Đặc biệt là nghệ thuật hát then đàn tính. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Bao đời nay đàn tính luôn có mặt trong các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc Tày.
Trong cuộc sống người Tày vẫn duy trì những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt mang bản sắc riêng của dân tộc mình. Các lễ hội như: Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội xuống đồng tổ chức vào dịp đầu năm; Lễ hội cầu trăng tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm;… Đây là những lễ hội độc đáo, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của họ.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày thu hút từ người già đến trẻ em. Mọi người đều ăn mặc đẹp nô nức đi trẩy hội . Đây là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày, gắn liền với sản xuất nông nghiệp trồng trọt. Lễ hội là nơi gửi gắm mong ước của con người cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tươi tốt. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc của dân tộc Tày.
Thành phố Hà Giang trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc Tày
Cách trung tâm thành phố Hà Giang 6km. Một thôn vùng thấp của xã Phương Độ vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Đó chính là thôn Hạ Thành. Là bản người Tày còn lưu giữ được khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tại đây có trên 120 nếp nhà sàn giữ nguyên vẻ nguyên sơ, nằm cạnh con Suối Tiên quanh năm nước chảy trong lành. Khung cảnh non nước hữu tình. Cuộc sống dân dã của người Tày là địa điểm cuốn hút du khách khi khám phá vùng đất này.
Đến với thôn Hạ Thành du khách có dịp được hòa mình vào cuộc sống bình yên của bản làng dân tộc Tày. Những nhà sàn làm dịch vụ homestay đều có wifi, có hướng dẫn viên người địa phương. Dùng bữa và thưởng thức những điệu múa dân gian và chiêm ngưỡng trang phục cô gái Tày tạo cho du khách cảm giác như trở về nơi cội nguồn của dân tộc. Khi màn đêm buông xuống, du khách có thể nghỉ ngơi trong nhà sàn của người dân tộc. Trong ánh lửa bập bùng ấm cúng, du khách sẽ có dịp được chủ nhà hát tặng các bài hát then với tiếng đàn tính đi sâu vào lòng người.
Với những hình ảnh về trang phục dân tộc Tày Hà Giang đã làm bao du khách phải siêu lòng. Hãy một lần đến đây trải nghiệm những làn điệu hát then, hát cọi của những cô gái Tày. HaGiang Foods tin chắc du khách sẽ siêu lòng với bức tranh sắc màu văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích: