Lễ hội chợ tình Khâu Vai là một trong những chương trình thu hút được nhiều du khách tham dự. Đến đây du khách sẽ được khám phá những nét đẹp văn hoá vô cùng đặc sắc của đồng bào nơi đây. Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Hãy theo chân HaGiang Foods để biết chi tiết về lễ hội nổi tiếng này nhé!
Lễ hội chợ tình Khâu Vai- một trong những nét văn hóa độc đáo của Hà Giang
Lễ hội chợ tình Khâu Vai ở đâu?
Chợ tìnhKhâu Vai còn gọi là chợ Phong lưu, có lịch sử gần 100 năm. Những người già nhất trong xã cũng chẳng biết chợ bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết từ khi còn sinh ra và lớn lên đã có chợ rồi. Chợ tình nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là phiên chợ đặc biệt nhất của Việt Nam vì mỗi năm chỉ họp một lần.
Chợ tình Khâu Vai có nguồn gốc từ đâu?
Bắt đầu với câu chuyện tình Chàng Ba và nàng Út
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở vùng núi Khâu Vai có một gia đình nông dân người Nùng nghèo. Họ có 3 người con trai, cả 3 đều khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú, giỏi việc nương, săn bắn. Riêng chàng trai út có giọng hát rất hay và có tài thổi sáo. Tuy nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, thấy ai gặp khó khăn chàng sẵn sàng giúp đỡ. Vì vậy được dân làng yêu quý gọi là “chàng Ba”. Tiếng sáo, giọng hát của chàng bay tới đâu đều làm cho mọi người say đắm, nhất là đối với các cô gái trẻ.
Gia đình tộc trưởng của làng Giáy gần cạnh có một cô con gái út xinh đẹp. Tuổi chừng đôi mươi, nàng có giọng hát rất hay tựa như chim hoạ mi hót… Càng lớn xinh đẹp dịu dàng. Có bao chàng trai con nhà giàu của các bản trong vùng ngỏ ý muốn hỏi làm vợ. Tuy nhiên nàng không đồng ý. Vì trái tim của nàng đã rung động bởi tiếng sáo của chàng Ba. Tiếng hát của nàng đã quyện vào tiếng sáo đó từ lúc nào không rõ. Chỉ biết rằng khi nghe tiếng sáo của chàng Ba, đôi chân của nàng lại muốn chạy đến bên chàng. Đối với chàng Ba mỗi khi nghe thấy tiếng hát của nàng út trái tim thấy bồi hồi xao xuyến.
Hai người yêu nhau, nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng trai nghèo. Họ phân biệt dân tộc “không cùng con ma”. Nghĩa là không cùng phong tục tập quán. Họ quan niệm con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.
Hoa Tam giác mạch Hà Giang không chỉ là nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc của Hà Giang. Loài hoa này đã góp phần thay đổi diện mạo, đời sống kinh tế của người dân vùng cao nơi cực bắc của Tổ Quốc. Đây là “tài nguyên” du lịch thu hút nhiều du khách tới Hà Giang. Cùng tìm hiểu về đặc điểm và màu sắc của loại hoa này nhé!
Hoàng Ngọc Ánh
Lượt xem: 449
Họcùng nhau trốn lên hang để sống
Chàng Ba và nàng út bỏ nhà cùng nhau lên hang núi Khâu Vai sống. Gia đình, họ tộc của cô gái vác súng, cung nỏ sang nhà trai đánh đập. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra đánh trả nhà gái. Mâu thuấn giữa hai dân tộc bắt đầu từ đây.
Chuyện tình Chàng Ba và nàng Útgây mâu thuẫn giữa hai dân tộc
Lý do chàng Ba và nàng Út chia tay
Từ hang núi nhìn xuống thấy cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha mẹ, thương dân bản nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng. Thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.
Khi đôi trai gái chia tay nhau đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe. Tâm sự với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm, hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường.
Chuyện tình Chàng Ba và nàng Út có hồi kết đẹp
Cứ như mọi năm, đến hẹn lại lên. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào 27/3 ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình Khâu Vai.
Trải nghiệm thú vị tại lễ hội chợ tình Khâu Vai Hà Giang
Nhắc đến chợ tình Khâu Vai, đây là lễ hội thể hiện được nét đẹp truyền thống độc đáo chỉ Hà Giang mới có. Đến đây bạn có cơ hội trải nghiệm những điều tuyệt vời và hấp dẫn như:
Được hoà mình vào không khí lễ hội
Khi bạn đặt chân đến đây, lắng nghe được những âm thanh tiếng nhạc đó là âm vang của núi rừng. Đây là một điểm đặc trưng chỉ có ở vùng cao nguyên đá. Du khách sẽ đắm chìm trong những điệu nhạc hay những điệu múa đặc sắc của người dân bản địa. Ngoài ra đến đây bạn cũng có thể hoá thân thành những người dân bản địa, khoác trên mình những bộ trang phục nhiều màu sắc và chụp cho mình những bức hình đẹp nhất.
Điểm dừng chân cuối cùng khi đến Hà Giang đó là Huyện Mèo Vạc. Đây là một thị trấn nhỏ, điểm nhấn cho chuyến du lịch Hà Giang của bạn và người thân. Mèo Vạc đơn sơ, giản dị cùng với lòng hiếu khách của người dân bản địa đã thu hút được nhiều du khách. Hôm nay, HaGiang Foods sẽ giới thiệu cho bạn đọc những địa chỉ Homestay Mèo Vạc giá rẻ chất lượng tốt nhất nhé!
Nhật Linh Lê
Lượt xem: 680
Trải nghiệm nét đẹp văn hoá tại chợ tình Khâu Vai
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai là cơ hội để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu và tìm kiếm bạn đời. Theo quan niệm người dân vùng cao thì Chợ tình là một địa điểm để họ có thể giao lưu, kết giao thêm bạn bè. Khám phá được nền văn hoá địa phương vô cùng đặc sắc. Đến với chợ tình Khâu Vai du khách sẽ thấy hình ảnh những chàng trai đang ngồi trổ tài. Họ thổi sáo, kèn lá để tán tỉnh với cô gái hay với người bạn đời của mình.
Ngoài ra, khi đến với chợ tình Khâu Vai du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn. Đến đây, nhất định bạn phải thưởng thức ngay món ăn đặc biệt đó chính là thắng cố. Một trong những món ăn đặc trưng của người dân đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. món ăn này được chế biến từ những loại thịt của những loại gia súc được thái và được ninh kỹ cùng với đó là hương vị của núi rừng như thảo quả, hạt dổi và mắc khén…mang đến một hương vị đậm đà và đặc trưng của món ăn này. Ngoài những món ngon đặc sản, du khách có thể thưởng thức các món bánh vùng cao như bánh tam giác mạch, bánh ngô… với hương vị đậm đà của núi rừng Hà Giang.
Lễ hội chợ tình Khâu Vai được tổ chức vào ngày nào?
Hằng năm, lễ hội chợ tình Khâu Vai được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc cao nguyên đá như: Thổi khèn Mông; múa kiếm của dân tộc Giáy; múa nhảy lửa, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô; múa trống của dân tộc Giáy; hát dân ca, hát đối giao duyên của dân tộc Nùng, Giáy…
Lễ dâng hương Miếu Ông – Miếu Bà, một nghi lễ không thể thiếu tại Lễ hội Chợ tình Khâu Vai
Ngoài ra đến với Lễ hội, du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động trải nghiệm như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; Lễ cầu duyên; thưởng thức văn nghệ chợ đêm Mèo Vạc; chụp ảnh các loài hoa tại Mê cung đá xã Khâu Vai; tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm Tu Sản; hay chinh phục tuyến đi bộ Vách đá trắng Mã Pí Lèng,…
Trên đây là những nội dung chi tiết về lễ hội chợ tình Khâu Vai. Một phiên chợ nổi tiếng của Hà Giang. Hãy đồng hành cùng HaGiang Foods để được trải nghiệm một trong những lễ hội độc đáo nhất Việt Nam. Cùng hòa mình vào những trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc vùng cao nguyên đá. Tại đây du khách sẽ có được trải nghiệm thú vị, hiểu biết thêm những giá trị đậm đà bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc nơi đây.
Tiếp tục đọc
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:
Hà Giang Foods
Kết nối với mình qua
Với một lòng nhiệt thành sâu sắc, chúng tôi muốn mang hương vị truyền thống của các đặc sản Hà Giang, nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi địa đầu Tổ quốc đến mọi miền đất nước.