Thịt lợn gác bếp là món ăn đặc sản vùng núi phía Bắc nước ta. Thịt được tẩm ướp theo công thức gia truyền, sau đó được treo trên gác bếp. Đây chính là cách bảo quản thịt của người vùng núi cao. Vậy, thịt sau khi treo gác bếp có màu gì? Bảo quản như thế nào? Cùng HaGiang Foods tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thịt lợn gác bếp – đặc sản vùng cao nguyên đá Hà Giang
Thịt gác bếp là một loại thịt được làm từ lợn đen bản địa. Chọn những phần thịt ngon nhất như thịt vai, thịt mông hoặc thịt ba chỉ để treo. Việc sử dụng những miếng thịt tươi ngon nhất của những con lợn được chăn thả tự nhiên trong rừng để đảm bảo chất lượng của thịt.
Những miếng thịt sau khi được cắt thành từng miếng khoảng 4-6cm, dài từ 18-20cm. Thịt sẽ được ướp cùng các gia vị đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu mắc khén, hạt dổi, rượu trắng, muối và nhiều gia vị khác. Sau đó được gác lên bếp và phơi khô tự nhiên. Hơi nóng từ lửa bếp hàng ngày giúp thịt khô dần và tạo ra màu sắc đặc trưng của món ăn này. Màu sắc đỏ nâu và vị ngọt ngào là những đặc điểm nhận dạng thịt lợn gác bếp chất lượng.
Thịt lợn gác bếp có màu gì?
Thịt lợn gác bếp còn có tên gọi là thịt treo gác bếp, thịt lợn sấy, thịt lợn hun khói, ba chỉ gác bếp… Thịt gác bếp là một món ăn dân dã, rất quen thuộc với đồng bào dân tộc vùng cao nguyên đá Hà Giang. Thịt được chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống, được tẩm ướp các loại gia vị rất riêng biệt đặc trưng của người vùng núi. Treo khô là cách bảo quản thịt từ lâu đời. Phương pháp này ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng. Khói bếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản và tạo hương vị đặc trưng cho thịt. Thịt lợn treo trên gác bếp khi thành phẩm bên ngoài có màu đen, bên trong thịt màu đỏ đậm. Lớp ba chỉ mỡ trắng bốp, rất thơm ngon và không bị ngấy như ăn thịt tươi.
Cách bảo quản thịt lợn gác bếp bạn nên biết
Bảo quản thịt treo gác bếp theo cách truyền thống
Thịt lợn gác bếp là món ăn đặc sản của đồng bào các dân tộc vùng cao. Việc bảo quản thịt theo cách truyền thống được nhiều người thực hiện cực kỳ hiệu quả. Theo kinh nghiệm, khi thịt đã khô hoàn toàn trên bếp củi. Bạn dùng giấy báo bọc từng miếng thịt. Sau đó để thịt trên gác bếp để cho khói bếp tiếp tục được ngấm dần vào thịt.
Dùng sức nóng và khói của bếp sẽ giúp thịt không bị các loại vi khuẩn nấm, mốc xâm nhập. Việc này bảo quản thịt được lâu hơn. Mỗi khi lấy ra ăn bạn có thể cắt một đoạn. Phần còn lại tiếp tục treo trên bếp củi. Cách bảo quản truyền thống này sẽ luôn giữ được mùi vị đặc trưng, cũng như chất dinh dưỡng của thịt.
Bảo quản thịt gác bếp bằng cách phơi nắng
Dùng ánh nắng mặt trời để bảo quản thịt cũng là cách mà dân bản thường làm. Chỉ cần đem thịt gác bếp ra phơi nắng to khoảng 2- 3 ngày. Thịt lợn gác bếp sau khi phơi nắng sẽ giảm bớt độ ẩm và khô.
Lúc này các loại vi khuẩn sẽ không xâm nhập vào miếng vào thịt. Đến buổi chiều hết nắng, đợi thịt nguội hẳn và cho vào túi, đóng gói cẩn thận để sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên kiểm tra những gói thịt đã được phơi nắng. Nếu trường hợp thịt chưa sử dụng ngay thì những ngày trời nắng tiếp tục phơi.
Lưu ý:
- Bạn nên phơi thịt vào những ngày nắng to.
- Chọn những nơi cao ráo sạch sẽ.
- Phải phơi trên cao tránh việc các con vật khác ăn mất thịt.
- Tránh những nơi gần đường để không bị bụi bám vào.
Cách bảo quản thịt lợn khô trong tủ đông
Việc bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh là rất phổ biến. Tủ đông chính là không gian lý tưởng để bảo quản thực phẩm cũng như thịt gác bếp thơm ngon, tiện lợi. Bạn nên chia số lượng thịt thành các túi zip nhỏ để tiện sử dụng. Nhiệt độ để bảo quản thịt từ 0 đến -18 độ C. Ở nhiệt độ này, vi khuẩn gây nấm mốc không thể xâm nhập và phát triển làm hư hỏng thịt. Cách này đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị của món đặc sản này. Khi thịt lợn gác bếp được bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, thời gian “bảo vệ” món ăn của bạn kéo dài đến 6-8 tháng mà vẫn thơm ngon, ngọt thịt.
Để thuận tiện trong cách bảo quản thịt lợn gác bếp trong tủ đông, bạn nên cắt nhỏ thịt lợn gác bếp thành nhiều miếng. Sau đó chia thành nhiều phần và cho vào túi zip để bảo quản trong tủ đông. Với cách này sẽ tránh được tình trạng rã đông thịt cả miếng to khi ăn không hết lại cho ngược vào ngăn đông. Nếu bỏ ngược lại thịt sẽ không thơm ngon, mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Bảo quản thịt gác bếp bằng phương pháp hút chân không
Hiện nay phương pháp hút chân không để bảo quản thực phẩm đang được sử dụng phổ biến. Thịt gác bếp hút chân không, cho vào ngăn đông tủ lạnh là tốt nhất. Với nhiệt độ thấp sẽ giúp thịt hạn chế được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn ở mức tối thiểu.
Với cách bảo quản thịt lợn gác bếp bằng phương pháp hút chân không thì chất lượng của thịt lợn gác bếp không bị ảnh hưởng. Mùi vị của thịt sẽ không bị mất đi, vì vậy mà bạn yên tâm. Thịt sau khi được hút chân không và cất trong ngăn đông có thể bảo quản được từ 8- 12 tháng.
Khi thịt xuất hiện mốc trắng phải xử lý như thế nào?
Nếu trong trường hợp thịt bị nhiễm mốc trắng, bạn nên kiểm tra trước và cân nhắc mức độ bị nấm mốc như thế nào để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Khi bên ngoài miếng thịt xuất hiện nấm màu trắng, đừng vội vứt đi. Dùng cồn 90 độ tẩm xung quanh và tiến hành đốt cháy miếng thịt. Sau đó rửa sạch bằng nước sôi là có thể sử dụng bình thường. Cho vào miếng thịt vào lò vi sóng để sấy khô. Hoặc có thể bạn hấp cách thủy cũng được, thịt gác bếp sẽ rất ngon khi chấm cùng gia vị chẳm chéo Hà Giang.
Lưu ý:
-
Vì cồn 90 độ bắt lửa khá nhạy, bạn không nên đốt lửa trực tiếp bằng que diêm hoặc bật lửa. Khi đốt, bạn phải châm lửa vào một miếng giấy hoặc một que tre mỏng, sau đó bạn mới để lửa đang cháy lại gần dĩa thịt. Với cách này sẽ đảm bảo được độ an toàn cho bạn và phòng tránh việc cháy nổ có thể xảy ra.
-
Nếu thịt chuyển mốc xanh là miếng thịt đã bị hỏng hoàn toàn. Bạn không nên giữ lại, không được sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết vừa chia sẻ với bạn đọc cách nhận biết màu sắc và cách bảo quản thịt lợn gác bếp của đồng bào dân tộc vùng cực Bắc tổ quốc. HaGiang Foods hy vọng sẽ giúp bạn yên tâm trong việc chọn lựa thịt gác bếp ngon và bảo quản thịt đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích: